Vietnamese

Khác với tiền đúc, vàng trở thành tiền tệ, trước hết bằng cách rút khỏi lưu thông dưới hình thức tiền tệ cất trữ, rồi sau đó lại trở vào lưu thông không phải với tư cách là phương tiện lưu thông, và sau cùng, bằng cách phá vỡ các giới hạn của lưu thông trong nước để làm chức năng vật ngang giá chung trong thế giới hàng hóa. Do đó vàng trở thành tiền tệ thế giới.

Tới đây, tiền tệ được phân biệt với phương tiện lưu thông dưới hai hình thái tiền đúc tiềm tàng của tiền tệ cất trữ. Trong sự chuyển hóa nhất thời của tiền đúc thành tiền tệ, hình thái thứ nhất đã phản ánh sự việc là khâu thứ hai của H – T – H, tức là mua T – H, phải được phân tán thành một loạt lần mua nối tiếp nhau trong phạm vi một lĩnh vực lưu thông nhất định. Còn việc cất trữ tiền tệ thì chỉ dựa trên việc tách hành vi H – T ra, tức là hành vi đó không phát triển thành T – H; hay nó chỉ là sự phát triển độc lập của sự chuyển hoá hình thái lần thứ nhất của hàng hoá; nó là tiền tệ mà ở đây đã phát triển thành phương thức tồn tại đã được chuyển nhượng của tất cả mọi hàng hóa, đối lập

...

Khác với tiền đúc và là kết quả của quá trình lưu thông dưới hình thái H – T – H, tiền tệ trở thành điểm xuất phát của quá trình lưu thông dưới hình thái T – H – T, tức là quá trình đổi tiền lấy hàng hoá để rồi đổi hàng hoá lấy tiền. Trong công thức H – T – H, hàng hoá là điểm xuất phát và là điểm kết thúc của cuộc vận động, còn trong công thức T – H – T thì tiền là điểm xuất phát và là điểm kết thúc của cuộc vận động. Trong công thức đầu, tiền là môi giới cho việc trao đổi hàng hoá; còn trong công thức sau, hàng hoá làm môi giới cho việc tiền biến thành tiền. Trong công thức đầu, tiền là phương tiện đơn thuần, còn trong công thức thứ hai thì tiền biểu hiện là mục đích cuối cùng của lưu

...

Với chức năng của nó là phương tiện lưu thông, vàng nhận được một Fasson riêng của nó [ở đây ghi đúng theo bản tiếng Đức; tập 13 Toàn tập ghi là Facon, tức dùng từ façon trong bản tiếng Pháp, ghi chú nghĩa là hình thức; bản tiếng Anh dùng từ shape — B. T.], nó trở thành tiền đúc. Để cho sự lưu thông của nó không gián đoạn vì những khó khăn về kỹ thuật, nó được đúc thành tiền dựa theo bản vị tiền kế toán. Những mẩu vàng mà nét khác và hình dạng chỉ rõ chúng chứa đựng những trọng lượng vàng thể hiện trong những tên gọi của tiền kế toán như pao [pound— B. T.] xtéc-linh [sterling— B. T.], si-linh

...

Trong quá trình xác định giá cả, sau khi hàng hóa đã có được cái hình thái khiến cho nó có thể lưu thông được, và sau khi vàng đã có được cái tính chất tiền tệ của nó, thì sự lưu thông liền làm cho những mâu thuẫn nằm sẵn trong quá trình trao đổi hàng hóa biểu lộ ra, đồng thời nó cũng giải quyết những mâu thuẫn đó. Sự trao đổi hàng hóa thật sự, tức là sự trao đổi chất của xã hội, diễn ra dưới hình thức một sự biến đổi hình thái trong đó bộc lộ tính chất hai mặt của hàng hóa với tư cách là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, nhưng đồng thời sự biến đổi hình thái của chính bản thân hàng hóa cũng kết tinh lại dưới những hình thái tiền tệ nhất định. Miêu tả sự biến đổi hình thái đó, tức là

...

Do việc hàng hóa dưới hình thái giá cả chỉ được chuyển hóa thành vàng trên ý niệm và do đó vàng chỉ chuyển hóa thành tiền trên ý niệm, nên đã sinh ra học thuyết đơn vị thước đo tiền tệ trên ý niệm. Vì trong việc xác định giá cả, vàng và bạc chỉ là vàng và bạc trên ý niệm, chỉ làm chức năng tiền tệ để tính toán, nên người ta đã cho rằng các chữ pao [pound— B. T.] xtéc-linh [sterling— B. T.], si-linh [shilling— B. T.], pen-ni [penny— B. T.], ta-le [thaler— B. T.], phrăng [franc— B. T.], v. v., không phải để chỉ những phần trọng lượng vàng hay bạc, hay là chỉ lao động đã vật

...

Trong một cuộc tranh cãi ở nghị viện về các đạo luật ngân hàng của ông Robert Peel năm 1844 và 1845[1], Gladstone đã nhận xét rằng ngay tình yêu cũng không làm cho nhiều người bị mất trí như­ việc nghiền ngẫm về bản chất tiền tệ. Gladstone nói về ng­ười Anh và nói với ngư­ời Anh. Ng­ược lại, người Hà Lan — những ngư­ời từ lâu đã có một "trí thông minh thần kỳ" về các việc đầu cơ tiền tệ, tuy Petty không tin như­ vậy, — lại không bao giờ để mất cái trí thông minh của họ ngay cả khi suy luận trừu tượng về tiền tệ.

Thoạt nhìn, của cải trong chế độ tư sản biểu hiện ra là một đống hàng hóa khổng lồ và từng hàng hoá là hình thái tồn tại đơn giản nhất của nó. Nhưng mỗi hàng hóa lại thể hiện dưới hai mặt là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi(1).

Tôi xem xét hệ thống kinh tế tư sản theo thứ tự sau đây: tư bản, sở hữu ruộng đất, lao động làm thuê, nhà nước, ngoại thương, thị trường thế giới. Trong ba mục đầu, tôi nghiên cứu điều kiện sinh hoạt kinh tế của ba giai cấp lớn hợp thành xã hội tư sản hiện đại; còn mối liên hệ lẫn nhau giữa ba mục sau thì rất rõ ràng. Phần thứ nhất trong quyển một, bàn về tư bản, gồm mấy chương như sau:

Cuốn sách nhỏ này xuất hiện lần đầu dưới dạng một loạt bài báo, được đăng trên tờ "Neue Rheinische Zeitung", bắt đầu từ ngày 4 tháng Tư 1849. Phần nội dung được lấy từ các bài thuyết trình mà Marx đọc trước Câu lạc bộ Công nhân Đức ở Brussels hồi năm 1847. Loạt bài báo đó không bao giờ được hoàn thành. Lời hẹn "còn tiếp" ở cuối bài viết đăng trên số 269 đã không được thực hiện, do một loạt sự kiện xảy ra vào thời gian đó - quân Nga tiến vào Hungary, các cuộc khởi nghĩa ở Dresden, Iserlohn, Elberfeld, Pfalz và Baden - dẫn đến việc tờ báo bị đình bản vào ngày 19 tháng Năm 1849. Và trong các giấy tờ mà Marx để lại, người ta không tìm thấy bản thảo nào viết tiếp loạt bài kia.

Bản thảo là một loạt các ghi chú của K.Marx được viết trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1844. Nó chưa bao giờ được xuất bản khi ông còn sống mà chỉ được xuất bản lần đầu năm 1932 bởi nỗ lực của các nhà nghiên cứu Liên Xô.

Tác phẩm này của Alan Woods, cung cấp cho chúng ta một giải thích toàn diện về phương pháp Marxist áp dụng vào phân tích lịch sử. Phần đầu này thiết lập cơ sở khoa học cho chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nguyên nhân tận cùng của mọi sự thay đổi xã hội có thể được tìm thấy, không phải từ bên trong bộ óc của nhân loại, mà từ những thay đổi trong phương thức sản xuất.

Chủ nghĩa Marx thường xác định bản thân nó là chủ nghĩa xã hội khoa học. Điều đó khiến nó là một khoa học ứng dụng với mục tiêu chính trị cụ thể. Chẳng hạn, khi Engels đọc điếu văn tại đám tang của Marx, ông nói rằng Marx trên hết là một nhà cách mạng. Nhưng tiền đề cơ bản của thế giới quan của Marx chính là cách mạng chỉ có thể thành công nếu như nó đặt nền tảng trên sự hiểu biết về những quá trình vận động trong xã hội một cách tổng thể.