Người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương: áp bức dân tộc và thói đạo đức giả của chủ nghĩa đế quốc Các chính phủ, cả Hoa Kỳ và Anh gần đây đã tung ra một loạt chỉ trích chống lại cách mà Trung Quốc đối xử đối với người Duy Ngô Nhĩ. Thậm chí Hoa Kỳ đã đi xa đến mức áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một loạt quan chức nhà nước hàng đầu của Trung Quốc chịu trách nhiệm về khu vực Tân Cương, và hiện truyền thông phương Tây cũng tích cực đưa tin về việc nhà nước Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Theo thông tin từ báo chí tư bản thì hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ đã và đang bị giam giữ trong các trại tù, trong khi những người còn lại phải đối mặt với sự đàn áp khắc nghiệt. Đó không phải là điều gì mới lạ, vậy tại sao lại là lúc này? Tại sao những kẻ đạo đức giả của chủ nghĩa đế...
IMF cảnh báo về thảm họa nợ toàn cầu Các quốc gia nghèo nhất trên thế giới đang trải qua một vòng luẩn quẩn của nợ nần chồng chất. Đại dịch coronavirus đã gia tăng thêm gánh nặng cho ngân khố quốc gia của họ. Các nước này, với ngành sản xuất chủ yếu là khai thác nguyên liệu thô, đã phải vật lộn để đối phó với sự sụt giảm giá nguyên liệu, và cuộc khủng hoảng mới nhất này khiến tình hình đã hoàn toàn không thể kiểm soát được, đến lượt mình, điều này lại mang đến tác động lớn cho các nước tư bản tiên tiến.
Indonesia: Một bảng đánh giá các cuộc biểu tình phản đối Luật Omnibus Những cuộc biểu tình và đình công của quần chúng đã bùng nổ trên khắp Indonesia kể từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 10 ngay sau khi Luật Omnibus gây tranh cãi được thông qua: Đó là một loạt những cải cách phản động quan trọng, còn được biết đến là Luật “Vụ nổ lớn”. Ở một loạt các thành phố, hàng chục nghìn công nhân đình công và học sinh bãi khóa, xuống đường trong cuộc đối đầu trực diện với cảnh sát chống bạo động.
Oxfam tiết lộ cách các tỷ phú hút máu đã kiếm được lợi nhuận từ đại dịch Một báo cáo chuyên sâu do Oxfam công bố vào ngày 9 tháng 9 có tựa đềQuyền lực, Lợi nhuận và Đại dịch cho thấy làm thế nào mà giai cấp các nhà tư bản đã nhét đầy túi tham trong suốt đại dịch COVID-19.
Hoa Kỳ: TikTok và Trump - An ninh quốc gia cho giai cấp nào? Tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã tạo thành một thách thức lớn đối với sự thống trị của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ. Do đó, sự thù địch với Trung Quốc hiện là ưu tiên đối với cả hai đảng của giai cấp thống trị Hoa Kỳ. Ngoài việc gia tăng căng thẳng quân sự và cuộc tranh giành đế quốc đối với các nước ở châu Phi và nhiều nơi khác, điều này gần đây đã được thể hiện trong mối quan hệ trên các lĩnh vực công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, được bảo trợ bởi chính phủ của họ.
Black Lives Matter: Jacob Blake bị bắn đã khơi dậy cơn giận dữ đang âm ỉ Lại một người đàn ông da đen không vũ trang khác bị cảnh sát bắn, lần này là ở Kenosha, Wisconsin. Đoạn video hiện đang được lan truyền rộng rãi về cảnh quay bắt đầu với cảnh Jacob Blake đi vòng quanh xe của mình để mở cửa bên của xe để vào trong, ngay lập tức anh bị hai cảnh sát bám theo sau. Một trong những cảnh sát nắm lấy lưng áo của Blake, kéo anh ta về phía sau để ngăn anh ta vào xe của mình, và gần như ngay lập tức bắt đầu bắn ở cự ly gần, bảy phát vào lưng Blake. Trong video không có cảnh những đứa nhỏ của Blake ngồi ở hàng ghế sau. Blake được đưa vào bệnh viện và cha anh cho biết hiện anh đã bị liệt từ thắt lưng trở xuống.
Thái Lan: Các cuộc biểu tình ồ ạt làm rung chuyển chế độ Các cuộc biểu tình gần như diễn ra hàng ngày ở Thái Lan trong hơn một tháng qua. Chúng đang phát triển cả về kích thước và sự táo bạo. Từ vài chục đứa trẻ còn ở độ tuổi đến trên kêu gọi dân chủ đã trở thành hàng chục nghìn người biểu tình đang kêu gọi thách thức lại nền tảng cơ bản của xã hội Thái Lan. Theo họ, nếu chính phủ không phản hồi vào tháng 9, mọi thứ sẽ leo thang. Hiện trạng ở Thái Lan giống như một con thỏ bị mắc kẹt trong ánh đèn pha.
Cái chết đen: Đại dịch đã thay đổi cả thế giới. Cái chết đen ở thế kỷ XIV đã giáng một đòn chí mạng vào hệ thống phong kiến vốn đã trên đà suy tàn từ trước khi đại dịch bùng phát. Tương tự ngày nay là Đại dịch COVID-19, nó đã tiết lộ sự phá sản của chủ nghĩa tư bản và thực sự là một sự kiện làm thay đổi thế giới. Sự lây lan nhanh chóng và chết chóc mà nó mang lại đã phơi bày không thương tiếc sự bất lực của các chính phủ, đẩy các hệ thống dịch vụ y tế tới điểm sụp đổ và gây ra cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất mà chủ nghĩa tư bản từng thấy kể từ những năm 1930 - nếu không muốn nói là chưa từng có.
Thu nhập cơ bản phổ quát: giấc mơ không tưởng hay cơn ác mộng của chủ nghĩa tự do? Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), tức là một khoản chi trả vô điều kiện dành cho mọi công dân, trong những năm gần đây đã trở thành một phần của ‘hệ tư tưởng kinh tế mang tầm thời đại’, nó được chào đón nhiệt thành từ cả cánh tả lẫn cánh hữu như thể là thuốc chữa toàn năng cho những vết lở loét được gây ra bởi hệ thống tư bản trong cơn khủng hoảng.
Đánh giá: 'The Deficit Myth' - Hai sai không thành một đúng. Lý thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory) đã trở nên thịnh hành trong cánh tả như là một câu trả lời khả dĩ cho chương trình nghị sự thắt lưng buộc bụng mà đám chính khách đại diện cho doanh nghiệp lớn theo đuổi. Nhưng hạn chế của cuốn sách mới đây của một đại biểu hàng đầu của MMT cho thấy lý do tại sao chúng ta cần những ý tưởng của chủ nghĩa Marx.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TƯ BẢN Ở INDONESIA (PHẦN HAI - ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ TRẬT TỰ CŨ) Sự thất bại của PKI (Đảng Cộng sản Indonesia) trong những năm 1920 đã dẫn tới việc trao quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào tay giai cấp tư sản dân tộc mới nổi, những kẻ trói chặt tay và chân vào đế quốc chủ nghĩa. Trong khi giai cấp tư sản dân tộc vốn không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, PKI Stalin trong những năm 1950 đã áp dụng một cách sai lầm lý thuyết hai giai đoạn, điều mà sau này đã dẫn đến cuộc phản cách mạng đẫm máu nhất những năm 1965.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TƯ BẢN Ở INDONESIA (PHẦN MỘT - THỰC DÂN HÀ LAN) Ngày hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu một bài viết gồm bốn phần về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Indonesia. Trong Phần một, chúng ta sẽ xem xem làm thế nào mà thuộc địa Đông Ấn Hà Lan, thứ mà sau này trở thành Indonesia, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tích lũy tư bản của giai cấp tư sản Hà Lan non trẻ, những người đầu tiên thực hiện một cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu.
MALCOLM X, 40 NĂM SAU CÁI CHẾT CỦA MỘT NHÀ CÁCH MẠNG. Bốn mươi năm trước, Malcolm X đã đứng lên tại Phòng khiêu vũ Audubon ở Harlem (New York) để nói chuyện. Ông sẽ lên tiếng chống lại sự phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ. Ông sẽ kêu gọi anh chị em của mình kháng cự và chiến đấu chống lại “sự áp bức từ người da trắng”, trước khi ông bị ám sát. Không ít người của tầng lớp tinh hoa Hoa Kỳ thở phào nhẹ nhõm. Một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất chống lại sự bất công đã câm lặng.
TỪ CÁCH MẠNG TỚI QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN: SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRUNG QUỐC Ngày 4 tháng 6 năm 1980, phong trào của sinh viên và công nhân ở Thiên An Môn đã gây rung chuyển chính quyền Trung Quốc bị chế độ đàn áp dã man. Tác giả Dianel Morley đúc kết một số bài học từ sự kiện quan trọng này.
1918: NĂM ĐẦU TIÊN CỦA CÁCH MẠNG NGA (PHẦN III) Cuộc cách mạng Nga đã diễn ra trong Thế chiến thứ nhất, do vậy chiến tranh và hòa bình là một trong những vấn đề quan trọng. Việc lật đổ Sa hoàng và thành lập một chính quyền dân chủ vào tháng 2 năm 1917 được Chính phủ lâm thời, và SR cùng Menshevik chiếm đa số trong Xô Viết Petrograd, xem như là một sự biện minh cho nỗ lực tiếp tục chiến tranh nhân danh bảo vệ cuộc cách mạng.