Xung đột ở Ukraine: liệu đây là khởi đầu của Thế chiến III? Alan Woods (chủ bút trang marxist.com) cung cấp một cập nhật về tình hình ở Ukraine. Kể từ khi cuộc xâm lược của Nga, chiếc đập chắn tuyên truyền đã được các phương tiện truyền thông Phương Tây bơm xả, góp phần vào bầu không khí điên loạn tột cùng, với những tờ báo giờ đây la hét thất thanh về mối đe dọa của Thế chiến III. Giữa lúc ấy, các lãnh đạo đế quốc tiếp tục thể hiện sự đạo đức giả đáng ghê tởm khi họ kết tội Putin ‘vi phạm chủ quyền quốc gia của Ukraine’, họ chưa từng bao giờ ngăn chặn chiến tranh nhằm theo đuổi lợi ích của riêng mình trong quá khứ. Những người Marxist phải bác bỏ thông điệp yếm thế ‘yêu nước’ và ‘đoàn kết dân tộc’, khi chúng ta tiếp tục phản đối giai cấp thống trị chính của chúng ta ở mọi quốc gia.Người ta thường nói rằng nạn nhân đầu tiên của chiến tranh là sự thật. Giữa màn sương mù tuyên truyền độc hại này, giữa những lời dối trá và những một-nửa-sự thật, rất khó để đưa ra một đánh giá chính xác về tình huống quân sự trên mặt đất.Cuộc xâm lược Ukraine đã gặp phải những tiếng đồng thanh phản đối đến chói tai từ những nước đế quốc. Một trận thác lũ tuyên truyền, được thiết kế để đổ tội cho Nga, và để chỉ ra rằng tấn công quân sự của Putin đã thất bại bởi sự kháng cự anh dũng của quân đội Ukraine.Những xác nhận lặp đi lặp lại cho rằng cuộc tấn công của Nga đã bị chặn đứng, rằng quân đội Ukraine đã đánh trả và đẩy kẻ thù vào thế phòng thủ là phải được xem xét cẩn trọng. Cho dù ý định của họ là gì đi chăng nữa, thì hiển nhiên không phải nhằm thể hiện một bức tranh chính xác và trung thực về tình hình.Nhưng mục tiêu của dàn đồng ca chói tai không phải nhằm khích lệ người dân suy nghĩ một cách có lý trí. Hoàn toàn ngược lại, nó chính xác là nhằm làm cho họ điếc đặc trước những lập luận có lý trí và ngừng suy nghĩ hoàn toàn. Chiếc đập tuyên truyền chưa từng có này được thiết kế để tạo nên bầu không khí điên loạn, và ở đây, họ đã đạt được thành công đáng kể – chí ít là ở những giai đoạn đầu tiên.Mục tiêu then chốt là nhằm thuyết phục dân chúng ở Phương Tây trước đòi hỏi phải siết chặt hàng ngũ, phải “thống nhất để chống lại mối đe dọa từ sự hung hãn của Nga” nhân danh đoàn kết dân tộc. Nhưng đoàn kết với ai? Tại sao, đoàn kết với lãnh đạo và chính phủ của họ, với Mỹ và với NATO – nói ngắn với giai cấp thống trị họ và với những thế lực đế quốc phản động và hung hãn nhất.Samuel Johnson từng nói: “Yêu nước là phương sách cuối cùng của kẻ vô lại.” ở thế kỷ 18 câu ấy đúng và ngày nay cũng đúng không kém. Hãy cào xước bất cứ ai trong số những quý ông và quý bà ‘yêu nước’ thì bạn bao giờ cũng sẽ thấy những lớp phấn yếm thế, lừa lọc và xấu xa nhất mà người ra có thể hình dung ra.Các lãnh đạo cải lương cánh hữu thuộc phe dân chủ xã hội và thuộc các công đoàn ở Châu Âu đã đóng một vai trò ghê tởm nhất trong tất cả những sự việc trên, họ không mất thời gian tự mình ngả sang nhập hội với bọn tư bản và đế quốc trong chiến dịch chống Nga điên cuồng. Họ đã bộc lộ chính mình như những tên tay sai hèn hạ nhất cho kẻ thù của giai cấp công nhân ở mọi quốc gia.Về phần mình, hành xử của những nhà cải lương cánh tả cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Ở chừng mực nhất định, họ cho phép chính mình bị lôi kéo vào phía sau lời đồng thanh “cứu lấy Ukraine tội nghiệp”, mà không bận tâm phân tích lợi ích giai cấp ẩn chứa đằng sau cuộc xung đột hiện tại.Thế chiến III?Tâm trạng bao trùm dân chúng Phương Tây là sự pha trộn đầy bối rối giữa sự cảm thông tự nhiên trước nỗi thống khổ của nhân dân và người tỵ nạn Ukraine với nỗi sợ trước sự mở rộng xung đột sẽ dẫn tới Thế chiến III cùng với những hậu quả không thể diễn tả nổi cho thế giới.Nỗi sợ ấy đã bị thổi phồng bởi những tuyên bố mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặt lực lượng hạt nhân Nga vào tình trạng báo động. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không có cơ sở. Chúng tôi dự đoán rất rõ ràng rằng: sẽ không có chiến tranh giữa Mỹ và Nga, không phải lúc này cũng không phải trong tương lai gần.Hãy để chúng tôi nhắc lại những điều phải là kiến thức ABC cho bất cứ người Marxist nào. Các nhà tư bản không gây chiến vì lòng yêu nước, vì dân chủ, hay vì bất cứ nguyên tắc khoa trương nào. Họ gây chiến vì lợi nhuận, nhằm chiếm lấy thị trường nước ngoài, nguồn nguyên liệu thô (như dầu lửa), và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.Chẳng phải tiền đề sơ đẳng như vậy là hết mức hiển nhiên? Và cũng chẳng hoàn toàn hiển nhiên là chiến tranh hạt nhân sẽ không giúp được việc gì trong số đó, mà chỉ hủy diệt lẫn nhau ở cả hai bên. Họ thậm chí đã đặt ra cách nói mô tả điều ấy: MAD (Mutually Assured Destruction) [Đảm bảo hủy diệt lẫn nhau].Một cuộc chiến tranh như vậy không có lợi cho các chủ ngân hàng và các nhà tư bản sẽ là điều hiển nhiên đối với một đứa trẻ lên 6 không cần thông minh lắm, mặc dù vậy lại rõ ràng không là hiển nhiên đối với một số người mà vì những lý do mà họ hiểu rõ nhất tự gọi bản thân mình là những người Marxist.Một nhân tố quyết định khác là sự phản đối chiến tranh quy mô lớn, đặc biệt (nhưng không duy nhất) là ở Mỹ. Thăm dò gần đây cho thấy chỉ có 25% dân số Mỹ ủng hộ can thiệp quân sự trực tiếp vào Ukraine, nghĩa là đại bộ phận sẽ phản đối.Với những thất bại nhục nhã ở Iraq và Afghanistan thì đó là thực tế không có gì đáng ngạc nhiên đã được khắc sâu vào ý thức của người dân Mỹ. Điều đó đã được phơi bầy khi Obama tìm cách – và đã thất bại – có được sự cho phép để can thiệp quân sự ở Syria.Người dân Mỹ đã thật sự chán ngấy việc can thiệp nước ngoài và những cuộc chiến tranh, và điều đó là nhân tố mạnh mẽ bó buộc không gian thao tác của cả Biden lẫn Lầu năm góc. Chính điều này chứ không phải nỗi sợ về Thế chiến III đã ngăn cản họ gửi quân đội vào cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Nga ở Ukraine.Thực tế việc Putin đưa ra những tuyên bố mị dân về việc đặt lực lượng hạt nhân vào tình trạng báo động không hề có một chút ý nghĩa quân sự nào. Các nhà chiến lược của tư bản và Lầu năm góc đã hiểu rõ điều đó, họ thấy nó về bản chất – một toan tính chiến tranh tâm lý vụng về.Một cách tình cờ, chính Hoa kỳ cũng mắc tội khi cũng toan tính chính xác điều đó vào năm 1973, trong thời gian chiến tranh Yom Kippur giữa Israel và Ai Cập, khi họ cũng tuyên bố rằng vũ khí đánh chặn hạt nhân phải được đặt lên mức độ III (mức độ I là mức chiến tranh).Những thủ đoạn như vậy sẽ khiến đầu não ở Đức và Bỉ phải bấn loạn, nhưng chúng không có tác dụng nào tới xung đột hiện tại ở Ukraine cũng như tới những toan tính của các nhà chiến lược tư bản nghiêm túc.Liệu những đòn trừng phạt có hoạt động?Sau khi đã loại bỏ khả năng đem quân tới Ukraine – tức là nước đi nghiêm túc duy nhất có thể tác động đến kết cục của cuộc xung đột – các nước đế quốc buộc phải bằng lòng ghi những điểm số tuyên truyền rẻ mạt thông qua chiến dịch lăng mạ điên cuồng hướng vào Moscow, cùng với những dòn trừng phạt chống lại ngân hàng và doanh nghiệp Nga và gửi một lượng trợ giúp quân sự nhất định tới Kiev.Không có cách nào trong số đó sẽ mang lại tác động nhỏ nhất tới kết cục chiến tranh.Những đòn trừng phạt rất được tán tụng ấy sẽ thất bại, đầu tiên bởi trong quá khứ các đòn trừng phạt chưa bao giờ thành công và Putin đã đưa ra một loạt những biện pháp đặc biệt được thiết kế để giảm thiểu sự phụ thuộc của Nga vào thương mại và giao dịch tài chính với Phương Tây. Trong mọi tình huống, các tác động tới cấm vận kinh tế sẽ cần thời gian để hoạt động – mất hàng tháng trời nếu không phải hàng năm trời – vào thời điểm ấy cuộc xung đột ở Ukraine có thể đã được giải quyết từ lâu.Nhưng còn một lý do khác, lý do này phải hiển nhiên đối với bất cứ ai đủ thông minh-một chút. Ngay lúc này, họ khoác lác và khoe khoang về việc loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi hệ thống Swift, một thể chế tài chính cho các giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trên hết, chỉ có một vài ngân hàng sẽ bị loại bỏ. Điều rõ ràng là những ngân hàng then chốt liên quan tới xuất khẩu dầu và khí đốt Nga sang Châu Âu sẽ không bị ảnh hưởng.Sau một hồi miễn cưỡng, Đức nói rằng nó sẽ dừng cấp chứng nhận cho đường dẫn khí Nord Stream-2. Nói chính xác, không phải là dừng mà chỉ là tạm hoãn, hai việc hoàn toàn không giống nhau. Và chúng tôi có thể tự tin dự đoán rằng vào thời điểm cuộc xung đột hiện tại kết thúc (theo cách này hay cách khác, nó phải kết thúc), trừng phạt này, và cùng nhiều trừng phạt khác sẽ lặng lẽ bị bỏ qua, bởi tác động xấu tới kinh tế Châu Âu, thể hiện đầu tiên ở Đức, sẽ là quá đau đớn để chịu đựngMặc cho những tuyến bố thế khác, Đức không thể tìm ra các nguồn thay thế dầu lửa và khí đốt với giá có thể chịu đựng được. Và vì chúng ta biết, nguyên tắc là nguyên tắc, nhưng công việc là công việc. Quyết định bất ngờ gửi vũ khí cho Ukraine – điều đặc biệt mà người Đức bao giờ cũng phản đối – là hành động yếm thế cá biệt. Quá ít và quá trễ để ngăn chặn bước tiến của Nga nhưng có thể giúp kéo dài cuộc xung đột đau đớn và đẫm máu bằng nỗi khổ của dân chúng, điều mà Phương Tây xem là mối quan tâm số một và duy nhất của họ.Không có lý do gì để nghi ngờ tình cảm đoàn kết chân thành với khổ đau của người dân Ukraine mà công nhân khắp nơi cảm nhận được. Khi một công nhân Nga, Đức, Pháp hay Mỹ thể hiện sự cảm thông với những người Ukraine, chúng tôi có thể tin họ. Nhưng khi Biden, Johnson, Macron hay Scholz nói những ra điều ấy, những người trung thực chỉ có thể quay đi trong sự kinh tởm.Sự đạo đức giả đê hèn của bọn đế quốc là không có giới hạn.Cuộc tấn công đã thất bại?Bộ máy tuyên truyền đế quốc khăng khăng cho rằng Putin đã thất bại với mục tiêu của ông ta, và rằng bước tiến của quân đội Nga đã bị chặn lại bởi sự phản kháng anh dũng của quân đội Ukraine. Thiếu thông tin kiểm chứng, thật khó có thể xác thực các sự kiện. Nhưng những tuyên bố như vậy không thể được đón nhận theo giá trị bề ngoài.Thực tế đầu tiên phải chú ý là chỉ một thiểu số thuộc 190.000 quân đã đồn trú ở biên giới Ukraine đã được triển khai. Việc tiến quân tương đối chậm chạp có thể được giải thích bởi đòi hỏi phải vận chuyển nguồn cung cấp nhiên liệu, đạn dược, lương thực, v.v., và tránh làm cho các tuyến tiếp vận với Nga bị kéo căng đến mức nguy hiểm. Cuối cùng thì Ukraine là một nước rất lớn.Cũng cần phải chú ý rằng, tại mỗi giai đoạn khi quân đội dừng lại, Putin đề nghị thương lượng. Đây có vẻ như là một chiến lược có chủ định. Ông ta rõ ràng hy vọng rằng thực tế của cuộc xâm lược sẽ đủ để đẩy Ukraine đến bàn đàm phán, nơi những đòi hỏi của ông ta có thể được giải quyết. Có những dấu hiệu nhất định cho thấy chiến lược này thực tế đang thành công.Đêm thứ 6, nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã sẵn sàng thương lượng. Ông ta rõ ràng đang trong trạng thái hoảng loạn. Tuy nhiên, sức ép tổng hợp từ những phần tử cách hữu cực đoan và từ NATO và Mỹ, đã đủ khiến ông thay đổi ý định. Ông ta rốt cục chấp nhận một thái độ thách thức. Điều đó có nghĩa là chiến tranh sẽ tiếp diễn.Dĩ nhiên, hoàn toàn có thể là quân đội Nga đã chịu một số thiệt hại nặng nề, rằng ít nhất một phần quân đội Ukraine đã hồi phục trước những cú sốc đầu tiên và tập hợp lại tới một mức độ cho thấy nó đang kháng cự hiệu quả hơn.Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Phương trình chiến tranh là cực kỳ phức tạp, thất bại có thể chóng vánh theo sau bởi những bước tiến xa, và ngược lại. Nhưng vẫn chưa đủ để trích dẫn những ví dụ cá biệt làm bằng chứng cho thấy chiến dịch tổng thể đang chuyển dịch theo hướng này hay theo hướng khác. Rốt cuộc, chính sự cân bằng giữa các lực lượng sẽ quyết định cục diện. Và cục diện đang hết sức có lợi cho phía Nga.Thay vì rút quân, mọi diễn biến chỉ ra quân Nga đang liên tục tiến lên theo các giai đoạn, chiếm giữ hết điểm then chốt này đến điểm then chốt khác. Lực lượng Nga đã bao vây thủ đô Kiev từ các phía khác nhau và cũng đã bao vây thành phố thứ 2, Kharkiv. Họ từ Crimea tiến vào phía Bắc và Tây Bắc, tiếp cận Mykolaiv và cũng tiến vào Đông Bắc, dọc theo bờ Biển Azov, nơi họ chiếm Melitopol và Berdiansk, và đã gần như bao vây thành phố chính Mariupol, do vậy liên kết với các lực lượng đến từ miền nam Donetsk.Nhưng cùng lúc đó, Nga vẫn thúc giục các cuộc thương lượng. Đó rõ ràng là một phần của kế hoạch. Không phải tình cờ mà Ukraine bác bỏ đề nghị về một cuộc họp ở Minks, phản đối rằng Belarus là đồng minh của Nga và trợ giúp cuộc xâm lược. Sau đó, cả Israel và Azerbaijan đề nghị giúp đỡ và Putin đã nhanh chóng chấp nhận. Không sớm thì muộn, các cuộc thương lượng sẽ bắt đầu. Nhưng vấn đề là liệu chúng có thành công?Lý do thực sự cho sự lưỡng lự đi đến bàn đàm phán của Zelensky là rõ ràng. Với tình thế trên thực địa, mọi cuộc thương lượng sẽ đặt chính phủ Ukraine vào thế cực kỳ bất lợi. Câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là: Zelensky có gì để đàm phán? Ông ta sẽ giống như một kẻ đánh bạc ngồi xuống bàn mà không có những lá bài để chơi. Từ quan điểm này, các cuộc thương lượng sẽ giống như khúc dạo đầu cho sự đầu hàng. Nhưng, bị thúc ép bởi Washington và Berlin, Zelensky dường như không có tâm trạng để đầu hàng.Kết quả của các cuộc thương lượng do vậy sẽ là thất bại hoàn toàn. Vấn đề sẽ được định đoạt – rõ ràng ngay từ lúc đầu – không phải bằng thương lượng, mà bằng chiến trường. Và ở đó, Ukraine sẽ thấy họ thất bại về hỏa lực một cách tuyệt vọng. Vài cuộc vận chuyển vũ khí từ Berlin sẽ tạo ra khác biệt rất ít ỏi.Các nước đế quốc đã phản bội Ukraine thế nàoCác nước đế quốc, cũng như chính phủ Kiev, dường như dựa vào thay đổi bên trong nước Nga để phá vỡ những toan tính của Putin. Đó là một thủ đoạn hoàn toàn yếm thế, họ đang kêu gọi mị dân trước nhân dân Nga nhằm chống lại những người chủ của họ của Kremlin.Khỏi cần phải nói Putin cùng bọn đầu sỏ mà ông ta phục vụ là kẻ thù của giai cấp công nhân Nga. Và cơ sở ủng hộ ông ta đang suy giảm đều đặn, điều rõ ràng là một trong số những lý do tại sao ông ta quyết định chơi lá bài xâm lược Ukraine. Cũng là sự thật khi nước đi này có thể phản lại ông ta ở một giai đoạn nhất định.Tuy nhiên, mọi gợi ý cho rằng đế quốc phản động có thể theo cách nào đó, ở hình thức nào đó, bảo vệ lợi ích của nhân dân Nga, Ukraine hay mọi quốc gia nào khác thì chỉ là lời nói dối đáng ghê tởm.Người dân Ukraine thấy sự giúp đỡ như đã hứa hẹn và tình đoàn kết của NATO đáng giá như thế nào khi khoảnh khắc quyết định đã đến. Họ coi người dân Ukraine chỉ là những con tốt trong trò chơi cay độc của họ, chỉ là bia đỡ đạn có thể hy sinh một cách hữu ích nhằm đem lại sự bất tín đối với Nga, mà không khiến họ phải trả giá một mạng sống của một binh linh nào.Không nên đặt tin tưởng nào hết vào những tên găng-xtơ ấy. Và điều đó là đặc biệt đúng cho những công nhân và những người theo đường lối xã hội ở Phương Tây. Nhiệm vụ chiến đấu chống bè lũy phản động ở Kremlin là nhiệm vụ của riêng công nhân Nga. Nhiệm vụ của chúng ta là chiến đấu chống giai cấp tư sản, chống NATO, và chống Đế quốc Mỹ – một thế lực phản cách mạng nhất trên hành tinh.Thật khó để đánh giá tinh thần của quần chúng nhân dân Nga tại thời điểm này. Nhưng đại bộ phận nhân dân Nga phải căm ghét tư tưởng chiến đấu chống lại những người anh chị em của họ ở Ukraine, những người bao giờ cũng chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim họ. Họ hiểu rằng NATO và đế quốc Mỹ là những kẻ thù của họ và họ phải sẵn sàng chiến đấu chống bọn chúng. Nhưng họ không xem người dân Ukraine theo cùng cách ấy, và đó là một bản năng đúng đắn và lành mạnh.Nếu họ chấp nhận cuộc chiến của Putin (và nhiều người không làm điều đó) thì đó là miễn cưỡng, bởi vì hành động đáng ghê tởm của chính quyền Kiev, sự hợp tác của nó với những tên phát-xít phản động và những kẻ ủng hộ Stepan Bandera kẻ cộng tác với Đức Quốc Xã thời chiến, sự áp bức của họ đối với những người nói tiếng Nga ở Donbas, cùng những hành động tham nhũng và bóc lột khác. Và đằng sau chính phủ Kiev, chúng ta thấy bàn tay đẫm máu của chủ nghĩa đế quốc.Các đồng chí người Nga ở IMT đang thực hiện nhiệm vụ của mình ở phương diện này. Tùy thuộc vào chúng ta có đi theo tấm gương của họ rồi dũng cảm và công khai bước ra đấu tranh chống giai cấp thống trị và đế quốc ở chính quê hương của chúng ta. Không được phép có chính sách nào khác cho những người cách mạng và quốc tế vô sản chân chínhChúng ta không thể ủng hộ phe nào trong cuộc chiến này bởi vì đây là cuộc chiến phản động ở cả hai phe. Phân tích cho đến cùng, đây là xung đột giữa hai nhóm đế quốc. Chúng ta không ủng hộ nhóm nào hết. Người dân Ukraine tội nghiệp đang rỉ máu là nạn nhân của cuộc xung đột này, một cuộc xung đột mà họ không tạo ra và cũng không mong muốn.Không ai có thể dự đoán chính xác hậu quả của cuộc chiến này, nhưng nó sẽ không bao giờ là tích cực cho giai cấp công nhân Ukraine, công nhân Nga hay công nhân quốc tế. Tác động tức thời sẽ là mức sống tụt dốc và giá cả leo thang ở khắp mọi nơi. Họ sẽ bảo quần chúng rằng đây là cái giá phải trả để bảo vệ “hòa bình và dân chủ.” Đó sẽ là lời an ủi lạnh lùng cho hàng triệu người dân đang đối mặt với đói nghèo, thất nghiệp và khổ đau.Sự dịch chuyển gây ra bởi cuộc chiến và thêm trầm trọng bởi những đòn trừng phát làm gián đoạn thương mại thế giới thêm nữa sẽ dọn đường cho sự sụp đổ kinh tế trong tương lai không xa. Kết quả sẽ là suy thoái toàn cầu. Đó sẽ là cơ sở cho bất ổn chính trị và xã hội lớn lao, và một sự gia tăng chưa từng có ở đấu tranh giai cấp.Tại khởi đầu của mọi cuộc chiến, ý thức của quần chúng bị rối loạn và cùn nhụt bởi sự mờ mịt của hoạt động tuyên truyền, một hoạt động tạo ra cơn điên loạn, giống như trạng thái ngẩn ngơ vì say rượu. Dưới những hoàn cảnh như vậy, những bộ phận phản động nhất trong giai cấp tư sản có thể thành công khi thiết lập một ảo tưởng về ‘đoàn kết dân tộc.’‘Tất cả chúng ta phải cùng nhau chống kẻ thù ngoại bang! Tất tả chúng ta phải hy sinh vì phòng vệ quốc gia!’ Vân vân và vân vân. Song, như ở mọi của cuộc truy hoan trác táng, những làn khói mờ cuối cùng sẽ tan biến. Tuyên truyền sẽ mất đi giá trị của của nó bởi sự lặp đi lặp lại không có hồi kết. Thông điệp yêu nước và đoàn kết dân tộc sẽ trở thành trống rỗng, khi mà mọi người mất việc làm, mất nhà cửa và mất hy vọng.Lịch sử cho thấy chiến tranh, sự việc đẫm máu kinh hoàng ấy, thường có thể trực tiếp dẫn đến những hậu quả cách mạng. Và lịch sử vẫn chưa thanh toán cho lần cuối cùng.Đả đảo chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc!Cách mạng xã hội toàn thế giới muôn năm!Xu thế Marxist Quốc tế muôn năm! Công nhân trên toàn thế giới, hãy đoàn kết lại!London, ngày 28 Tháng Hai, 2022.