TỪ CÁCH MẠNG TỚI QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN: SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRUNG QUỐC Share TweetNgày 4 tháng 6 năm 1980, phong trào của sinh viên và công nhân ở Thiên An Môn đã gây rung chuyển chính quyền Trung Quốc bị chế độ đàn áp dã man. Tác giả Dianel Morley đúc kết một số bài học từ sự kiện quan trọng này.Ba mươi năm trước, phong trào sinh viên lớn nhất thế giới lúc đó đã bị dập tắt trong bạo lực bởi Quân đội Giải phóng nhân dân. Trong 6 tuần, hàng trăm ngàn người, hay đã có thời điểm hơn một triệu người, bao gồm cả sinh viên, công nhân, đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và những người dân Bắc Kinh đã xuống đường và chiếm giữ Thiên An Môn, đây cũng là nơi mà 40 năm trước đó, Mao đã khai sinh ra Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mục tiêu và phương pháp của phong trào này rất đa dạng, từ những người kêu gọi hướng đến nền sản xuất lớn của chủ nghĩa tư bản phi kiểm soát (deregulated capitalism), tới những công nhân và sinh viên cấp tiến kêu gọi chấm dứt bất bình đẳng và đấu tranh cho dân chủ của công nhân. Nhìn chung, những mục tiêu chính đều hướng tới các quyền dân chủ và chấm dứt nạn tham nhũng. Quyền lực cũng như quyền lợi của sự quan liêu nhà nước đã bị thách thức bởi chính những mục tiêu này.Năm 1989, tức 40 năm sau khi ĐCSTQ nắm quyền, họ đã phải đối mặt với sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản. Sự bế tắc của phương pháp quan liêu Stalin trong việc quản lý nền kinh tế tập trung bị thách thức trong bối cảnh này. Cách mạng Trung Quốc từng là 1 trong 2 sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 20, nó đã giải phóng đất nước đông dân nhất thế giới khỏi sự kiểm soát của chủ nghĩa thực dân và chính quyền độc tài tham nhũng của Tưởng Giới Thạch. Sức mạnh của Trung Quốc hiện nay có nguồn gốc từ cách mạng năm 1949, thời điểm mà hàng triệu người Trung Quốc, từ các nhà chủ nghĩa dân tộc cho tới những người có tư tưởng Chủ nghĩa xã hội đều xác định Cách mạng là mục tiêu chung. Con đường Cách mạng này đã chứng minh rằng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và gây dựng nền kinh tế tập trung là cần thiết để có thể giải phóng người Trung Quốc khỏi sự thống trị của thực dân.Nhưng dưới sự lãnh đạo mang phong cách Stalin, cuộc cách mạng này đã trải qua nhiều ngã rẽ và biến cố, để rồi cuối cùng cốt lõi của nó xuất phát từ đội quân nông dân thay vì tầng lớp lao động có tổ chức và giác ngộ về ý thức giai cấp. Những lãnh đạo của đội quân này đã chinh phục các thành phố Trung Quốc với tư cách không khác gì một đội quân ngoại bang, bởi họ đã ẩn mình ở những vùng sâu xa của Trung Quốc hàng thập kỷ. Tầng lớp lao động không được tổ chức và đã không tạo ra được các tổ chức quyền lực và dân chủ để thành lập một nhà nước của công nhân dưới sự kiểm soát của họ. Không những thế, trên hết thảy Hồng quân thắng trận coi Liên Xô vĩ đại là hình mẫu và nguồn cảm hứng của họ. Và vì vậy chế độ được thành lập trong sự phản chiếu Liên Xô ở thời điểm đó – không phải phiên bản của Lê-nin khi vẫn còn là một nhà nước công nhân chân chính – do đó, một bộ máy đặc quyền quan liêu không thể cho phép nền dân chủ công nhân tồn tại và thách thức quyền lực của nó.Sự thống trị của quan liêu đặc quyền gây tổn hại nghiêm trọng nền kinh tế tập trung. Đầu tiên, như Trotsky đã lý giải, không thể có một nhà nước công nhân lành mạnh mà không có nền dân chủ của công nhân, cũng như vai trò của Oxy đối với cơ thể con người. Điều này được minh họa rõ nét nhất trong Đại Nhảy vọt, trong đó các chính sách kinh tế điên rồ được áp đặt từ trên xuống không thể chỉ trích và phản đối. Hàng triệu người đã chết do nạn đói gây ra. Cách mạng Văn hoá một thập kỷ sau đó là một ví dụ khác cho sự thay đổi sản xuất đột ngột do sự quan liêu với tầm nhìn ngắn hạn nhưng không chấp nhận tranh biện hay bầu cử dân chủ.Những phương pháp này thực sự đã hủy hoại nền kinh tế tập trung, nền kinh tế mà ngay từ khi bắt đầu tại Trung Quốc đã gặp nhiều cản trở do hoàn toàn tách rời với nền tảng quốc gia và bắt đầu với xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với các quốc gia tư bản. Vì vậy, đến khi Mao chết năm 1976, nhu cầu thay đổi chế độ quan liêu ngày càng trở nên rõ nét. Sự bất mãn do tính hiệu quả của nền kinh tế và sự hỗn loạn do Cách mạng Văn hóa đạt tới mức đỉnh điểm. Vì chế độ này sẽ không bao giờ để mất đặc quyền của nó bằng cách trao quyền dân chủ cho công nhân để quản lý nền kinh tế tập trung, cách duy nhất để duy trì được chế độ là phải chấp nhận các phương pháp của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài vì họ sở hữu công nghệ và kỹ thuật vuợt trội hơn. Ho coi thị trường là phương tiện để khắc phục thiếu sót của sự quan liêu, đẩy mạnh tăng trưởng và sự thịnh vượng. Từ đó củng cố địa vị của chế độ trong quá trình chuyển đổi này.Sự đe dọa thứ hai đối với nền kinh tế tập trung là sự bảo vệ đặc quyền. Sự quan liêu đặc quyền không phải là một đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà là di tích còn lại của xã hội có giai cấp. Chủ nghĩa tư bản cần một nhà nước quan liêu cùng chia sẻ tầm nhìn với nó. Trong chủ nghĩa tư bản, thẩm phán tối cao, công chức, người đứng đầu cảnh sát, quân đội… là những người có địa vị cao trong giới tư sản và tất nhiên là có nhiều bổng lộc. Những đặc quyền và lối sống của nhóm người này để đảm bảo rằng họ có chung tầm nhìn với giai cấp tư sản.Nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là tiêu diệt đẳng cấp xã hội này, nhưng nó chỉ có thể làm được điều này bằng cách thay thế nó bằng xã hội tự quản. Một nhà nước công nhân lành mạnh sẽ được điều hành bởi những thành viên của xã hội, được bầu bởi công nhân chứ không phải bởi đẳng cấp đặc biệt của những cán bộ được trả lương cao và quản lý vô trách nhiệm. Điều này đòi hỏi một tầng lớp lao động có đủ thời gian để tham gia vận hành tại nơi làm việc và chính cộng đồng của họ. Do những điều kiện này hoàn toàn vắng bóng tại Trung Quốc năm 1949, và bởi Mao xây dựng Trung Quốc theo hình mẫu Liên Xô của Stalin, nên đất nước non trẻ đó đã bắt đầu với tầng lớp tinh hoa có đặc quyền và quan liêu vô trách nhiệm, trong nhiều trường hợp một vài nhà quản lý ở địa phương trước đây từng làm việc cho nhà nước tư bản của Tưởng Giới Thạch sang.Những người như vậy quan tâm nhiều đến sức mạnh và đặc quyền của họ hơn là sự chuyển đổi thực sự sang xã hội chủ nghĩa và giải phóng quần chúng lao động. Cái chết của Mao đến vào thời điểm mà các vấn nạn của một nền kinh tế kế hoạch được quản lý quan liêu trở nên rõ ràng. Khi giải pháp mở ra trong một vài lĩnh vực quan trọng cho đầu tư tư bản được đề xuất, những phần chủ chốt của bộ máy quan liêu không có sự phản đối nào trên nguyên tắc. Và khi chính sách này dường như đạt được mục tiêu mong muốn, một bộ phận quan liêu đã chuyển từ ý tưởng kích thích tăng trưởng trong kế hoạch sang khả năng làm giàu một cách bất chính từ tư nhân hóa và các thỏa thuận.Trung Quốc đã bắt đầu cuộc thí nghiệm mở cửa với chủ nghĩa tư bản từ khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo năm 1978. Bài viết này không nhằm đánh giá chính xác cách mà chủ nghĩa tư bản quay trở lại, hoặc đánh giá cách mà Đặng và những người khác lên kế hoạch để biến Trung Quốc thành một quốc gia tư bản. Mục đích của bài viết nhằm xác định rõ chế độ quan liêu này là một trở ngại trong quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa tư bản đã không phát triển thông qua giai cấp tư sản trong nước bằng cuộc đấu tranh và giành quyền lực. Nó được tạo ra thông qua, và vẫn phụ thuộc vào, nhà nước quan liêu, những kẻ đã mất đi sự tự tin vào nền kinh tế kế hoạch và chủ nghĩa xã hội, nhưng vẫn muốn duy trì quyền lực bằng mọi giá.Trung Quốc những năm 80: Hỗn loạn, bất ổn và lạm phátChế độ chính sách của Trung Quốc những năm 80 được đặc trưng bởi sự thận trọng trong điều kiện kinh tế yếu kém. Hướng tiếp cận phổ biến là từ từ và cẩn thận nới lỏng sự quản lý của nhà nước với nền kinh tế và khuyến khích “sự tích lũy nguyên thủy” (primitive accumulation) tư bản trên một cấp độ địa phương, đặc biệt là bằng cách cho phép nông dân có thể bán phần lớn sản phẩm của họ với mức giá không bị kiểm soát mà dựa vào thị trường. Bằng cách này, họ đã tích lũy được tiền và một số nông dân và các xí nghiệp ở nông thôn/thị trấn trở nên giàu có, tương tự với chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô năm 1921. Nó được gọi là “Hệ thống trách nhiệm hộ gia đình”. Hệ thống này yêu cầu sự rút lui của nhà nước để tạo không gian cho sự phát triển tư nhân. “Giữa những năm 1953 và 1978, tỷ lệ chi tiêu chung của chính phủ Trung Quốc so với tổng sản phẩm quốc gia, trung bình là 34,2 %, kể từ năm 1978, tỉ lệ này giảm từng năm và tới năm 1998 chỉ còn 19,3 %” (Wang Hui, Kết thúc của cách mạng, xuất bản năm 2009, trang 24). Tuy nhiên, tỷ lệ 19,3% này lại là lớn hơn trên tổng thể GDP. Về mặt tuyệt đối họ đã chi nhiều hơn, không phải ít hơn, mặc dù xu hướng giảm thiểu chi tiêu tài nguyên nhà nước là rõ ràng.Nền tảng cho chủ nghĩa tư bản được hình thành dần dần và không có sự tư nhân hoá một cách quyết liệt. Quá trình này có thể nhận thấy cả trong lĩnh vực chính trị, khi Đặng dẫn đầu sự vận động chia tách chính quyền khỏi lĩnh vực kinh doanh (zhengqi fenkai). Điểm cốt yếu của sự vận động này là Đảng cộng sản rút khỏi vai trò quản lý thường nhật trong các công ty và cả nền kinh tế. Hệ thống quản lý nhà máy chịu trách nhiệm (changzhang ziren zhi), được nhân rộng trong nền công nghiệp quốc gia cuối những năm 1980, dần dần trao vị trí tối cao trong doanh nghiep cho quản lý nhà máy, với sự giám sát ngầm từ bí thư. Sau khi Triệu Tử Dương nhậm chức Tổng bí thư Đảng năm 1987, ông đẩy mạnh quá trình chia tách mà Đặng đã đề xuất. Ông giải tán các bộ phận Đảng trong các cơ quan chính phủ, giảm vai trò của bí thư Đảng trong doanh nghiệp, cắt giảm phân bổ nhân sự hỗ trợ cho nhóm này. Trong khi Đảng duy trì quyền lực nhân sự, mục tiêu là ngày càng giữ cho Đảng tách biệt khỏi vai trò ra quyết định, biến nó thành một tổ chức cung cấp những chỉ dẫn về mặt tinh thần và giám sát hành chính. Hệ thống cấp bậc trở nên mạnh mẽ hơn trong khi Đảng yếu hơn.“Có rất ít công nhân bị cho thôi việc, và hầu như không có doanh nghiệp nhà nước nào bị đóng cửa. Thay vào đó, các nhà cải cách đã đề xuất cải cách có sự linh hoạt để phát triển về sau. Từ đây, cải cách về sở hữu được đề cập trong một cuộc thảo luận kín. Đầu tiên là tư hữu hoá doanh nghiệp trên quy mô nhỏ và sau đó là sự hình thành các công ty liên doanh hay như chúng ta gọi ngày nay là “doanh nghiệp hóa” các công ty lớn. Tiến bộ trong thực tế là không đáng kể, nhưng các nhà cải cách nhìn thấy rõ những tiềm năng phía trước” (Barry Naughton, Tác động của Khủng hoảng Thiên An Môn đối với quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc, Tạp chí China Perspectives, số 2009/2)Mục tiêu là nhằm cung cấp không gian cho nhóm có đầu óc kinh doanh trong chế độ nắm quyền và đảm bảo rằng lợi nhuận sẽ trở thành yếu tố quyết định trong các quyết định liên quan đến kinh tế. Thực ra, nhà nước đang muốn nuôi dưỡng sự hình thành của tầng lớp tư sản, Dingxin Zhao giải thích quá trinh nay như sau:“Một trong những mục tiêu chính của cải cách chính trị là nhằm tách biệt ĐCSTQ khỏi chính quyền. Trước cải cách, ví dụ, bí thư đảng của một đơn vị thường giữ vị trí tổng giám đốc của đơn vị đó… Dưới (hệ thống mới), bí thư Đảng không thể can thiệp vào quyết định của cơ quan hành chính… Một phần khác của cải cách chính trị là sự lựa chọn công bằng các quan chức nhà nước và loại bỏ nhiệm kỳ cho vị trí lãnh đạo. Với chính sách mới, các quan chức già hoặc những ai có nền tảng giáo dục hạn hẹp thường bị buộc phải rời khỏi vị trí hoặc không thể thăng tiến. Những người này bị thay thế bởi những người được giáo dục tốt hơn” (Dingxin Zhao, Sức mạnh của Thiên An Môn, xuất bản 2001, trang 46)Trong khi những chính sách này cổ vũ tăng trưởng, nó cũng khiến tình trạng bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn và rất nhiều sự bất an và không ổn định trong kinh tế ( và chính trị). Sự bất bình đẳng này là xa lạ và bất an với những người Trung Quốc chưa kịp thích nghi, và tình trạng này cũng dẫn tới những hậu quả không ngờ. Các tầng lớp có vị trí trong xã hội như giáo sư kiếm được ít tiền hơn nhiều lần so với tầng lớp tư bản mới nổi của nền công nghiệp sơ khai – những nhà tư bản mà mọi người đã từng được dạy là “kẻ thù của nhân dân”. Sự bất an và cảm giác về bất công quét qua các tầng lớp xã hội. Thái độ của những người có trình độ học vấn cao, những người mà kỹ năng không thể áp dụng vào sinh lợi trong thị trường nguyên thủy này, được thể hiện qua những câu nói phổ biến thời bấy giờ, như là “anh sản xuất tên lửa cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng anh bán trứng bắc thảo”, và “Anh cầm dao mổ cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng anh đồ tể”.Bên cạnh vấn đề bất bình đẳng, hàng triệu người lao động nông thôn “thừa thãi” ở nông thôn bắt đầu lên thành phố, bởi lao động nông thôn bắt đầu được giải phóng bởi “hệ thống trách nhiệm hộ gia đình” đã cổ vũ sự tăng hiệu suất lao động hướng tới lợi nhuận ở nông thôn. Vao tháng 10 năm 1988, có tới 1 triệu lao động di cư chỉ tính riêng ở Bắc Kinh và ước tính có 200 triệu lao động nông thôn dư thừa trên toàn quốc. Giữa tháng 2 và tháng 3 năm 1989, 2,5 triệu người đã di cư tới thành phố Quảng Châu.Cảm giác bất công kinh tế này tạo ra rất nhiều cuộc nổi loạn trên quy mô nhỏ. Ví dụ, vào năm 1987, đã có 2.493 vụ kháng thuế được công bố chính thức, dẫn đến 1.830 người thu thuế bị đánh đập, trong đó có 263 người bị chấn thương nghiêm trọng và 7 người bị giết. Các số liệu trong năm 1988 thậm chí còn cao hơn (Dingxin Zhao, Sức mạnh của Thiên An Môn, xuất bản 2001, Tr48).Tuy nhiên, chính sự trở lại của mức lạm phát cao đã biểu thị sự ghê rợn của chủ nghĩa tư bản trở lại sau bốn mươi năm vắng bóng. Siêu lạm phát đưa Trung Quốc trở lại xã hội tư bản trước những năm 1949, và đó là một trong những triệu chứng chính của sự phá sản của chế độ Tưởng Giới Thạch. Sau cuộc cách mạng, lạm phát biến mất. Giờ đây nó trở lại để nhắc nhở người lao động Trung Quốc về niềm vui của chủ nghĩa tư bản.Một trong những nguyên nhân ban đầu của lạm phát là nhu cầu bị dồn nén được giải phóng thông qua phi tập trung hoá sự kiểm soát kinh tế. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp thị trấn được khuyến khích chi tiêu, và được phép giữ lại lợi nhuận. Nhưng năng suất thấp của các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng đồng nghĩa với việc họ không thể được cung cấp những sản phẩm cần để phát triển, và vì vậy lạm phát bắt đầu khi nhu cầu vượt xa nguồn cung. Đây là một cuộc “khủng hoảng cánh kéo” kinh điển, giống như năm 1923 ở Liên Xô, cũng do NEP gây ra.Lạm phát cũng tạo ra mức độ tham nhũng lớn. Trung Quốc đã triển khai một hệ thống định giá “theo dõi kép” để bôi trơn sự chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường. Các ngành công nghiệp nhà nước quan trọng vẫn còn, trong những năm 1980, như đã giải thích ở trên, rất ít công nhân trong doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước bị sa thải. Để dễ dàng chuyển sang định hướng thị trường, các doanh nghiệp nhà nước này đã mua những gì họ cần với giá do chính phủ quy định (thấp hơn giá thị trường), nhưng có quyền tự do chuyển đổi các sản phẩm kế hoạch nhà nước này thành danh mục sản phẩm thị trường, có nghĩa là họ có thể tính giá thị trường cho chúng. Sự khác biệt lớn giữa hai mức giá đã tạo ra một động lực lớn cho các doanh nghiệp nhà nước “cướp” của nhà nước một cách hiệu quả và kiếm được lợi nhuận khổng lồ.“Năm 1988, khoảng cách giữa hai loại giá trong hệ thống kép này vượt quá 3,5 ngàn tỷ nhân dân tệ, chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc gia cùng năm.” ((Hui Hui, sách đã dẫn, trang 27) Không có gì ngạc nhiên khi một cuộc khảo sát tại thời điểm này cho thấy 83% người Trung Quốc thành thị nghĩ rằng 'cán bộ' của ĐCSTQ đã tham nhũng và hơn 63% chính những cán bộ này đã thừa nhận tham gia vào sự tham nhũng! (Zhaoxin Zhao, sách đã dẫn, trang 126).Sự hỗn loạn kinh tế đã khiến chính phủ tuyên bố vào giữa năm 1988 rằng tất cả giá cả sẽ được chuyển sang định giá thị trường, để thu hẹp khoảng cách và chấm dứt nguồn tham nhũng này. Tuy nhiên, họ đã không lường trước được hậu quả của việc thông báo trước như vậy, dẫn đến việc hoảng loạn mua các mặt hàng vẫn còn trong hệ thống định giá của kế hoạch nhà nước, làm trầm trọng thêm cảm giác hỗn loạn và khủng hoảng, và chính phủ đã không tiếp tục kế hoạch này nữa. Diễn biến này kết hợp với việc nới lỏng chính sách tín dụng vào tháng 2 năm 1988 đã dẫn tới lạm phát.Những cuộc khủng hoảng lạm phát này đã khiến các chính sách ủng hộ thị trường của lãnh đạo ĐCSTQ vào năm 1988-9 phải rút lui, điều này tạo ra ấn tượng rằng chính phủ không kiểm soát được tình hình. Những người ủng hộ dân chủ và liên kết dân chủ với sự trở lại của chủ nghĩa tư bản, bắt đầu lo rằng chính phủ đã phản bội họ và quay trở lại ‘chủ nghĩa cực tả’ của Cách mạng Văn hóa. Mặt khác, công nhân và sinh viên không chỉ chịu đựng sự hỗn loạn và lạm phát của cải cách thị trường, mà cả với phản ứng bảo thủ của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng này, về cơ bản là chính sách tín dụng và thắt lưng buộc bụng tài chính. Kết quả là thu nhập thực tế ở thành thị giảm vào cuối những năm 1980. Do đó, cuộc khủng hoảng này đã khiến chính quyền mất đi sự hỗ trợ từ hai thành phần, một là phe ủng hộ tư bản trong giới tinh hoa tự do (nhiều người trong số đó nằm trong bộ máy nhà nước), và hai là của công nhân và sinh viên. Sự bất bình về những vấn đề lạm phát và tham nhũng đã trở nên phổ biến vào năm 1988. Trong Phong trào 1989, nhiều công nhân thậm chí còn giơ cao áp phích về Mao để thể hiện nỗi nhớ về cuộc sống của họ ’ổn định dưới chế độ xã hội chủ nghĩa’. ((Dingxin Zhao, sách đã dẫn. trang 67).Thị trường dìm chết sinh viênTrotsky từng giải thích rằng không phải do quá nhiều cuộc suy thoái sẽ tạo ra ý thức cách mạng, mà là sự hỗn loạn của những thay đổi đột ngột từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, và sự bất an mà những thay đổi này tạo ra. Sau cơn bão và căng thẳng của Cách mạng Văn hóa, khi mà trí thức thành thị bị phỉ báng, bộ máy quan liêu Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm sự ổn định và tăng trưởng. Niềm khát khao này đã được Đặng Tiểu Bình tóm gọn trong 1 câu: “Không quan trọng là mèo đen hay trắng, miễn là bắt được chuột”, đồng nghĩa với “ai mà quan tâm đến các nguyên tắc cách mạng chứ, chỉ cần chúng ta có được kết quả kinh tế tốt là được.”Đặng là một trong những nhà lãnh đạo cấp cao nhất từng được coi là “Kẻ dẫn đường cho tư bản” (Capitalist roader) trong Cách mạng văn hoá và bị thanh trừng tới 2 lần. Trong thực tế vào cuối năm 1976, chiến dịch “Lên án Đặng và chống lại sự phục hồi các yếu tố cánh hữu” đã được triển khai. Mặc dù vậy, trong vòng hai năm, Đặng đã lên nắm quyền lãnh đạo nhà nước Trung Quốc, thực tế này được tầng lớp trung lưu của Trung Quốc chỉ có thể hiểu như một chiến thắng của “Kẻ dẫn đường cho tư bản”. Sự xuất hiện của Đặng phản ánh một thực tế rằng mặc dù ông ta đã bị Mao bao vây, ông ta vẫn đại diện cho một tầng lớp quan liêu lớn.Sự nổi lên này của Đặng đã tạo ra một sự hưng phấn giữa những tầng lớp nhất định, đặc biệt là những gia đình phải chịu đựng qua cuộc Cách mạng Văn hóa. Việc tập trung vào các chính sách hỗ trợ tăng trưởng “thực dụng” được hiểu là có vai trò lớn đối với trí thức và kỹ thuật viên, và do đó đã có sự gia tăng tuyển sinh vào các trường đại học. Năm 1977, Trung Quốc có 303 trường đại học. Đến năm 1988, con số này là 1.075 - có nghĩa là Trung Quốc đã thêm trung bình một trường đại học mỗi tuần trong suốt 11 năm! Không có gì đáng ngạc nhiên, vì những lý do này, các tầng lớp được giáo dục ban đầu rất ủng hộ các cuộc cải cách tư bản của Đặng.Nhưng sinh viên Trung Quốc nhanh chóng có được một bài học về thực tế của chủ nghĩa tư bản. Trong khi tuyển sinh đại học mở rộng 3,5 lần, kinh phí cấp cho các trường đại học chỉ tăng 2,5 lần. (Sách đã dẫn, trang 81) Chất lượng giáo dục trở nên tồi tệ. Vì thiếu kinh phí, các khoản trợ cấp cho sinh viên đã bị xóa. Trong khi trước đây tất cả các sinh viên nhận được các khoản tài trợ này để sống, bây giờ chúng đã được trao cho một số ít người được chọn dựa trên cuộc thi học thuật. Vì vậy, mức sống của sinh viên ngày càng tồi tệ. Tỷ lệ nghỉ học tăng vọt lên đến 80 phần trăm (Sách đã dẫn, trang 91)Khi nền kinh tế bắt đầu được mở cửa, các nhu cầu dồn nén không thể đáp ứng dẫn đến cuộc lạm phát như đã được nhắc tới ở trên, do đó, việc mở các trường đại học không thể theo kịp nhu cầu giáo dục. Không chỉ điều kiện trong các trường đại học xuống cấp, mà tình trạng của sinh viên cũng tệ hơn vì những lý do tương tự - có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp không thể tìm được việc làm trong nền kinh tế lạc hậu. Do đó mới có những câu ngụ ngôn ở trên về tình trạng tồi tệ của giới trí thức khi so sánh với giới tiểu thương. Vì thế điều kiện nghèo nàn của sinh viên phản ánh những khủng hoảng và mất cân bằng trong chủ nghĩa tư bản. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi vào năm 1989, 80% sinh viên trong một trường đại học đã trả lời “không” cho câu hỏi: Bạn có đồng ý rằng nhà nước không cần phải phân bổ công việc cho sinh viên đại học nữa không? (Sách đã dẫn, trang 89). Hậu quả là, một trong những yếu tố chính đằng sau phong trào sinh viên năm 1989 là sự phẫn nộ chống lại thực tế của sự phục hồi tư bản.ĐCSTQ mất quyền lựcDe Tocqueville có một khẳng định nổi tiếng rằng thời điểm nguy hiểm nhất đối với một chế độ là khi nó bắt đầu mở cửa và cai trị theo một cách mới. Điều này có thể được nhìn thấy rất rõ trong các nguyên nhân dẫn tới sự kiện Thiên An Môn. Bởi vì việc mở cửa cho chủ nghĩa tư bản là một phản ứng đối với sự cực đoan của Cách mạng Văn hóa, nó đã mang theo một sự tan băng chính trị nhất định khi "Những người đi đường tư bản" đã được phục hồi. Các hình phạt cho những người bất đồng chính kiến đã được giảm nhẹ và sự kiểm duyệt truyền thông đã được nới lỏng.Một cuộc thảo luận rộng rãi về tương lai của Trung Quốc được đặt ra. Cho rằng Cách mạng Văn hóa và nền kinh tế kế hoạch đã bị bỏ rơi, như Đặng tuyên bố năm 1981, chính thức công nhận 'sai lầm' của Mao diễn ra trong 30% của khoảng thời gian này, xu hướng trí thức chuyển sang một loại câu hỏi về con đường của Trung Quốc. Đây thực sự là sự tiếp nối tự vấn lương tâm của các trí thức Trung Quốc kể từ khi bị sỉ nhục trong cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa thế kỷ 19 về lý do tại sao nó lại tụt hậu so với phương Tây. Một chương trình truyền hình có tên 'River Elegy' đã vượt qua kiểm duyệt và rất ăn khách, giống như một kiểu độc thoại suy ngẫm về cuộc khủng hoảng của xã hội Trung Quốc và nổi lên nhu cầu phải đi theo con đường phương Tây, con đường hướng ra 'biển' thay vì 'sông' ( tức là thương mại toàn cầu trái ngược với thương mại trong nước).Trí thức bất đồng chính kiến được phép truyền đạt tới các sinh viên trong giảng đường chật cứng. Tuy nhiên, về cơ bản, họ luôn là những người tự do thân phương Tây ủng hộ các biện pháp tư bản. Thật vậy, trong khi Trung Quốc 'tự do hóa' theo cách này, quyền đình công đã thực sự bị bãi bỏ vào năm 1982. Các quyền tự do đã được trao cho giới trí thức và tầng lớp trung lưu, bởi vì họ cảm thấy những điều này sẽ hỗ trợ các biện pháp ủng hộ thị trường, trong khi những người lao động bị lấy đi những quyền này, những người có thể mất việc nhờ vào những 'cải cách' này. Sau đó, cho đến gần đây, hoạt động của sinh viên đã được dung thứ và thậm chí ở một mức độ nhất định được khuyến khích, nhưng hoạt động của tầng lớp lao động độc lập và bất kỳ gợi ý hợp tác nào giữa công nhân và sinh viên đều bị đàn áp nghiêm trọng.Sự mở cửa này được lãnh đạo ĐCSTQ bảo trợ trong nỗ lực kích thích sụe hỗ trợ cho việc chào đón các cơ chế thị trường, nhưng những nỗ lực này cũng mang theo hàm ý rằng nền dân chủ và mức sống theo kiểu phương Tây có thể ở ngay gần đó.Nó cũng là một phần cần thiết của các cuộc cải cách tư bản chủ nghĩa, bởi vì khi nhà nước rút khỏi sự kiểm soát kinh tế tập trung, một cách tự nhiên, nha nước mất đi một phần sức mạnh. Điều này đóng vai trò là một yếu tố quan trọng trong việc khuyến khích làn sóng phản đối của sinh viên quét qua Trung Quốc. Ví dụ, trước thập niên 1980, ĐCSTQ đã thực hiện kiểm soát chính trị chặt chẽ các trường đại học thông qua Ủy ban Công tác Sinh viên tại mỗi trường đại học, được lãnh đạo bởi Đảng bộ địa phương và sử dụng một nhân viên toàn thời gian. Trong những năm 1980, các nhân viên toàn thời gian đã bị cắt giảm và trong một số trường hợp bị bãi bỏ hoàn toàn, và sự lãnh đạo của ủy ban này không còn phải thuộc về một thành viên của ĐCSTQ. Đây là một phần của sự nhấn mạnh Đặng về sự cai trị của người có năng lực và sự chuyên nghiệp hóa của bộ máy nhà nước.Các trường đại học ở Bắc Kinh thường tập trung thành một khu phức hợp rộng lớn ở một khu vực của thành phố. Trong quá khứ, điều này thực sự có ích trong việc trị an sinh viên, bởi vì một bộ phận lớn của hội sinh viên là những người ủng hộ mạnh mẽ cho cách mạng Trung Quốc và ĐCSTQ, và vì vậy họ sẽ tích cực giữ cho các sinh viên còn lại ủng hộ, hoặc ít nhất là tuân thủ ( ngày nay, ĐCSTQ không có những người đam mê ý thức hệ như vậy, và do đó phải dựa vào AI và 'tín dụng xã hội' kỹ thuật số để cảnh sát quần chúng). Nhưng kinh nghiệm của Cách mạng Văn hóa và sự từ bỏ công khai của nó bởi Đặng đã phá hủy tầng lớp các nhà hoạt động này và tính hợp pháp của ĐCSTQ.Một biện pháp kỷ luật khác là sự kiểm soát của ĐCSTQ trong việc phân bổ công việc cho sinh viên tốt nghiệp như là một phần của nền kinh tế kế hoạch. Bất kỳ sinh viên nào quá mạnh mẽ hoặc chủ động trong những lời chỉ trích của họ về Mao hoặc ĐCSTQ sẽ không được giao một công việc phù hợp với trình độ của họ, ngay cả khi họ thoát án tù. Nhưng cải cách tư bản chống Đặng có nghĩa là thị trường, chứ không phải ĐCSTQ, giờ sẽ xác định ai là người có công việc tốt nhất. Vậy tại sao phải sợ biểu tình, nhất là khi những lời chỉ trích về Mao dường như xuất phát từ Đặng và xuất hiện trên báo chí và trên TV? Thị trường thì không quan tâm nếu bạn chỉ trích chính phủ. Từ từ, các sinh viên đơn giản chi cần phớt lờ những người làm việc toàn thời gian của ĐCSTQ, những người được cho là sẽ giữ họ trong khuôn khổ.Trong những điều kiện này, tập trung sinh viên vào một khu đại học khổng lồ không còn là một phương tiện kiểm soát, mà lại giúp cho biểu tình nhanh chóng lan rộng. Trớ trêu thay, các phương pháp biểu tình được dạy trong Cách mạng Văn hóa, chẳng hạn như diễu hành hàng loạt và sản xuất áp phích về 'Nhân cách lớn', đã được các sinh viên này học hỏi. Những phương pháp này có thể là một yếu tố mang lại cho sinh viên sự tự tin có tổ chức từ đó đã giúp biến Quảng trường Thiên An Môn trở thành phong trào sinh viên lớn nhất từ trước tới giờ.Một thập kỷ gia tăng sự bất mãn trong sinh viênCái chết của Mao (và sự thất bại sau đó của những người ủng hộ ông, ‘Bè lũ Bốn tên', năm 1976 đã mở cửa cho những mâu thuẫn. Những áp lực to lớn bắt nguồn từ kết quả của những sai lầm ngớ ngẩn của Đại nhảy vọt và sự đàn áp trong Cách mạng Văn hóa. Với cái chết của Mao, sinh viên và trí thức đã có được sự tự tin để thúc đẩy thay đổi.Nói chung, áp lực gia tăng này là của một đặc điểm của nền dân chủ tự do, phản ánh nguồn gốc tiểu tư sản và sự tức giận với tình trạng cô lập quốc tế và lạc hậu của Trung Quốc. Cuộc biểu tình đầu tiên như vậy xảy ra tại chính Quảng trường Thiên An Môn, ngày trước cái chết của Mao, vào tháng 4 năm 1976, một cuộc biểu tình đơn giản chống lại sự đàn áp của Chu Ân Lai và không bày tỏ sự thương tiếc với Mao. Zhou được coi là tự do hơn so với Bè lũ Bốn tên cứng rắn hiện đang nắm quyền (ông ta thực sự đã thúc đẩy việc sử dụng các cơ chế thị trường trước Đặng). Đáng chú ý là Đặng Tiểu Bình, luôn gắn liền với các biện pháp ủng hộ tư bản hơn, đã bị đổ lỗi cho các cuộc biểu tình này và đã bị loại khỏi vai trò của mình. Khi ông ta trở lại làm lãnh đạo Trung Quốc vào năm 1978, những cuộc biểu tình này đã được phục hồi và tổ chức. Đây là một ví dụ khác về cách mà các nỗ lực của lãnh đạo ĐCSTQ trong các 'cải cách' ủng hộ thị trường đã khiến họ khuyến khích tầng lớp trung lưu theo quan điểm tự do, vì nhóm này có xu hướng ủng hộ các biện pháp kể trên (tin rằng con đường này sẽ mang tới dân chủ tự do).Năm 1986, một phong trào sinh viên quan trọng hơn đã xảy ra, đó là điềm báo trực tiếp và là nguyên nhân của phong trào năm 1989. Các sinh viên, dẫn đầu bởi các trí thức tự do, đã biểu tình trên khắp đất nước với số lượng lớn, một lần nữa kêu gọi cải cách dân chủ. Tuy nhiên, trong các cuộc biểu tình này, chúng ta đã có thể thấy đề cương của các câu hỏi giai cấp mà phong trào năm 1989 sẽ nêu ra. Nguyên nhân của các cuộc biểu tình là gì? Có thể cho rằng hơn cả nhu cầu về dân chủ, thì tham nhũng chính thức và phổ biến, sinh viên không có khả năng có được việc làm tốt, và chất lượng giáo dục và điều kiện sống của sinh viên kém là những nguyên nhân chính. Trong khi các yêu cầu vẫn dân chủ công khai, chúng chứa đầy nội dung cụ thể và vật chất phản ánh các vấn đề gây ra bởi các lực lượng thị trường đang phát triển ở Trung Quốc. Điều này được tiết lộ trong một áp phích cho chiến dịch Nhân cách lớn theo phong trào này vào tháng 6 năm 1988, trong đó các sinh viên trớ trêu thay, ghi lên các áp phích rằng “Tri thức vô dụng, và đánh giày cũng là phục vụ nhân dân”. Sau đó, một vài sinh viên Đại học Bắc Kinh đã nhiều lần đến Quảng trường Thiên An Môn và tuyên bố rằng họ muốn ‘đánh giày cho các đại biểu của [Nghị viên của kỳ họp Quốc hội lần thứ 7] để kiếm sống. (Zhaoxin Zhao, sách đã dẫn, tr139).Đặng hiểu những cuộc biểu tình này như một lời cảnh báo rằng sự tự do hóa tương đối diễn ra dưới quan sát của ông ta đã đi quá xa và hiện đang đe dọa toàn bộ chế độ ĐCSTQ. Sau khi các cuộc biểu tình kết thúc sau vài tháng, ông đã phát động một chiến dịch ’chống tự do tư sản, trong đó chứng kiến sự thanh trừng của nhiều thành viên ĐCSTQ được coi là tự do nguy hiểm, đáng chú ý nhất là Hu Yaobang từ vị trí Tổng Bí thư.Sau đó, trước thềm cuộc biểu tình tại Thiên An Môn, vào tháng 2 năm 1989, nhiều trí thức tự do đã lãnh đạo phong trào sinh viên 1986-7, đã đưa ra một kiến nghị cho chính phủ thả tù nhân chính trị, những người chủ yếu là những người hoạt động cải cách dân chủ. Kiến nghị này được truyền thông phương Tây quảng bá mạnh mẽ, những người tổ chức các cuộc họp báo với những trí thức này ở Trung Quốc. Chiến dịch rõ ràng có sự ủng hộ rộng rãi giữa các tầng lớp trung lưu Trung Quốc, bởi vì Đại học Bắc Kinh danh tiếng (trong số nhiều người khác) chính thức ủng hộ kiến nghị này.Do đó, nguồn gốc chính trị và xã hội cho phong trào quần chúng năm 1989 không còn nghi ngờ gì nữa, chính là tầng lớp trung lưu tự do ngày càng tự tin của Trung Quốc, những người nói chung là ủng hộ tư bản và nghĩ rằng việc Trung Quốc mở cửa cho chủ nghĩa tư bản có thể và chắc chắn mang theo phong cách dân chủ kiểu phương tây. Nhưng nguyên nhân này không nhất thiết quyết định nội dung khách quan của nó một khi nó trở thành một phong trào quần chúng liên quan đến hàng triệu người.Cái chết của Hồ cung cấp cái cớ và vỏ bọcHai năm sau khi nhận lỗi với phong trào sinh viên 1986-7, Hồ Diệu Bang đã chết vì một cơn đau tim vào ngày 15 tháng 4 năm 1989. Cái chết của ông là một cái cớ cho nhiều cuộc biểu tình, không phải vì những di sản và cảm hứng của ông đối với học sinh, mặc dù thực tế là như vậy, mà bởi vì các nhà hoạt động nhận ra rằng việc tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ như một biểu hiện của sự thương tiếc là một vỏ bọc hoàn hảo. Tuy bị loại khỏi vị trí Tổng Bí thư vì sự theo đuổi chủ nghĩa tự do, nhưng ông vẫn giữ được vị trí của mình trong Bộ Chính trị, và do đó chính thức xứng đáng với sự thương tiếc của công chúng. Chính phủ không thể đàn áp những người chỉ đơn thuần là tôn trọng thành viên hàng đầu của ĐCSTQ.Các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của ông bắt đầu trong vòng hai ngày, và ban đầu rất nhỏ (khoảng 600 người tham gia) tại Đại học Bắc Kinh. Các yêu cầu sau đây đã được đưa ra trong cuộc biểu tình này: • Đánh giá lại Hồ Diệu Bang, đặc biệt là sự liên quan đến quan điểm ủng hộ dân chủ của ông; • Từ bỏ Chiến dịch chống Tự do hóa tư sản năm 1987 và Chiến dịch chống sa đọa tinh thần và tha cho tất cả những người bị truy tố trong các chiến dịch này; • Tiết lộ mức lương và sự giàu có của các nhà lãnh đạo chính phủ và gia đình họ; • Cho phép xuất bản các tờ báo không chính thức và chấm dứt kiểm duyệt báo chí; • Tăng lương cho trí thức và tăng chi tiêu giáo dục của chính phủ; • Từ chối Mười Điều bổ sung Điều chỉnh các cuộc diễu hành và biểu tình công cộng do Chính quyền thành phố Bắc Kinh ban hành; • Cung cấp tin tức khách quan về cuộc biểu tình của sinh viên trên các tờ báo chính thức. Những yêu cầu này thể hiện rất rõ tính chất mâu thuẫn của phong trào sinh viên mà họ tạo ra. Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi quyền dân chủ tư sản, chẳng hạn như chấm dứt kiểm duyệt. Mặc dù họ không có nội dung xã hội chủ nghĩa hay giai cấp công nhân cụ thể, trong bối cảnh hệ thống toàn trị của Trung Quốc, những yêu cầu như vậy là tiến bộ bởi vì họ sẽ cho phép sự phát triển mạnh mẽ của các công đoàn độc lập và các tờ báo cánh tả, v.v... Bất kỳ phong trào chống lại một chế độ như vậy sẽ đưa ra những điều này như là nhu cầu chính của họ.Tuy nhiên, với các yêu cầu khác, chúng ta thấy mặt khác đó là yêu cầu tiết lộ mức lương và sự giàu có của các nhà lãnh đạo chính phủ, đây là một cuộc tấn công rõ ràng vào tham nhũng và bất bình đẳng. Điều này cho thấy xu hướng trong phong trào vượt ra ngoài yêu cầu dân chủ thuần túy và bắt đầu đặt câu hỏi về chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, tính hạn hẹp của phong trào học sinh và tầng lớp trung lưu đã được bộc lộ rõ ràng bởi các yêu cầu 5 và 7, mặc dù vậy những yêu cầu này sẽ được những người Marxist ủng hộ.Ba ngày sau, những người biểu tình đã tập trung bên ngoài trụ sở chính phủ Trung Quốc ngay bên cạnh Quảng trường Thiên An Môn và yêu cầu đối thoại với các nhà lãnh đạo hàng đầu. Cuộc biểu tình này nhanh chóng kết thúc khi cảnh sát buộc các sinh viên lên xe buýt trở về Đại học Bắc Kinh, nhiều người trong số họ bị thương do bị đánh đập. Tin tức về điều này nhanh chóng lan truyền, vì những vụ việc này luôn xảy ra trong khu đại học, và dẫn đến cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên tại Quảng trường Thiên An Môn hai ngày sau đó. Đây còn được gọi là “Sự cố đẫm máu Cổng Tân Hoa Xã”.Khi các cuộc biểu tình của sinh viên lớn lên và đụng độ với cảnh sát, các công nhân không thể tránh khỏi bị lôi kéo. Tốc độ cùng với sự leo thang hình thành sự tổ chức của một tầng lớp lao động một cách có ý thức, điều này cho thấy sự bất mãn lan rộng và sâu sắc trong xã hội. Theo Andrew G. Walder và Gong Xiaoxia:“Trong vài buổi tối tiếp theo, mười đến hai mươi công nhân trẻ - tất cả ở độ tuổi hai mươi và ba mươi - đã gặp nhau sau khi làm việc tại tượng đài để thảo luận về tình hình và để quyết định nên làm gì. Khi họ kể những câu chuyện về sự đối xử trong các đơn vị công tác của họ, về tác động của lạm phát đối với bản thân và bạn bè của họ, và nguyền rủa sự tham nhũng và bất tài của các nhà lãnh đạo và quan chức Trung Quốc, họ phát hiện ra rằng tất cả họ đều có kinh nghiệm và quan điểm tương tự. Đến ngày 17 tháng 4, khi các sinh viên đại học bắt đầu diễu hành trên đường phố Bắc Kinh, những công nhân này phát hiện ra rằng các sinh viên đang tố cáo các quan chức đầu cơ và tham nhũng - giống như những điều họ đang phàn nàn. Đến ngày 18, khi tham gia nhiều hơn vào các cuộc thảo luận, họ bắt đầu nói về việc thành lập tổ chức của riêng mình, và một số người ủng hộ quay trở lại các đơn vị công tác của họ và thực hiện phong trào ở đó. Họ quyết tâm nói về vấn đề của một tổ chức mới với đồng nghiệp của họ vào ban ngày, và họ dán các áp phích tường trên khắp thành phố để hỏi người dân liệu họ có chào đón một tổ chức độc lập cho công nhân không. (Andrew G. Walder và Gong Xiaoxia, Công nhân trong cuộc phản kháng ở Thiên An Môn: Chính sách của Liên đoàn công nhân tự trị Bắc Kinh, Tạp chí Úc về những vấn đề của Trung Quốc, số 29, tháng 1 năm 1993)Các thành viên của tổ chức non trẻ này đã được tổ chức kịp thời để chứng kiến sự cố đẫm máu Cổng Tân Hoa Xã vào ngày 20 tháng 4, và để đáp lại, họ đã “đưa ra hai tờ rơi thách thức lãnh đạo Đảng, chính sách kinh tế cũng như sự tham nhũng cá nhân của họ và của gia đình họ”. (Sách đã dẫn)Thành phần giai cấp của nhóm này ngay lập tức khẳng định chính nó. So với nhu cầu chủ yếu là dân chủ của sinh viên, các công nhân của Liên đoàn công nhân tự trị Bắc Kinh (BAWF), như họ đã tự giác ngộ, tập trung vào cách “cải cách” của Đặng khiến cho sự bất bình đẳng thêm trầm trọng và làm xấu đi tình trạng của người lao động:“Một trong số các tờ rơi được phân phối, [BAWF] cho rằng ‘sự suy giảm về mức sống ổn định của người dân’ và lạm phát không kiểm soát là do ‘sự kiểm soát lâu dài của một chế độ độc tài quan liêu’. ‘Để bảo vệ lối sống xa hoa của một nhóm thiểu số’, tuyên bố tiếp tục, ‘những người cai trị phát hành một số lượng lớn trái phiếu, như trái phiếu kho bạc ... để lấy đi những khoản thu nhập ít ỏi của người lao động’. Các công nhân yêu cầu ổn định giá cả và công khai thu nhập và chi tiêu của các quan chức cao cấp của nhà nước và gia đình họ.”“Các công nhân đặt câu hỏi một trong những người con trai của Đặng Tiểu Bình đã đặt cược bao nhiêu tiền tại một đường đua ở Hồng Kông; liệu Zhao Ziyang có trả bất kỳ khoản tiền nào cho đặc quyền chơi golf hay không; có bao nhiêu biệt thự được duy trì cho các nhà lãnh đạo chính trị và với mức giá nào; và (một lần nữa) thu nhập và chi tiêu cá nhân của các quan chức hàng đầu là gì. Các công nhân cũng muốn có một lời giải thích về cách lãnh đạo của Đảng đã xem xét ‘những thiếu sót của cải cách kinh tế’ và tại sao các biện pháp đề xuất để kiểm soát lạm phát dường như không bao giờ có hiệu quả. Họ bày tỏ sự sợ hãi về việc Trung Quốc phải gán nợ quốc tế, hỏi số tiền này tính theo đầu người là bao nhiêu và khoản trả nợ của nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức sống trong những năm tới.” (Sách đã dẫn)Ở những nơi khác vào đêm trước đám tang của Hồ Diệu Bang vào ngày 22 tháng 6, khoảng 50.000 sinh viên đã tập trung tại khu vực trường đại học và diễu hành đến Quảng trường Thiên An Môn, với ba yêu cầu đối với chính phủ: đảm bảo an toàn cho người biểu tình; cho phép một đoàn sinh viên tham dự đám tang của Hồ Diệu Bang vào ngày hôm sau, và không áp dụng các hình phạt cho sinh viên sau khi phong trào kết thúc. Chính phủ, lo sợ sự thay đổi đột ngột của phong trào quần chúng, đã đáp ứng một phần yêu cầu, hứa rằng thay vì cho một phái đoàn đến đám tang, họ sẽ phát trực tiếp đám tang và sự an toàn của sinh viên được đảm bảo, làm thỏa mãn đa số sinh viên. Đến lúc này, khoảng 100.000 đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn.Vào ngày tang lễ, ba sinh viên đã tổ chức một hành động quan trọng có ý nghĩa nghi thức: họ đi đến Đại lễ đường Nhân dân ở rìa phía tây của quảng trường, với một đơn thỉnh cầu mà họ yêu cầu thủ tướng Lý Bằng tiếp nhận. Họ sẽ không chấp nhận cho đến khi ông ta đích thân bước ra và lấy nó; điều này tượng trưng cho nhu cầu chung của các sinh viên về một cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Khi họ chờ đợi, các sinh viên ném mình vào một kiểu điên cuồng, với nhiều tiếng khóc, và liên tục hô vang để Lý Bằng phải bước ra. Nhưng khi ông ta không xuất hiện, nhiều sinh viên đã bị sốc và phẫn nộ, một phần điều này là do truyền thống được tôn vinh ở Trung Quốc trong quá khứ trong đó người đứng đầu chính phủ đón nhận kiến nghị từ người dân.Cho dù đây có là chiến thuật có chủ ý hay không nó vẫn là một chiến thuật khá hiệu quả để tăng cường căng thẳng và chiến lược của phong trào đang phát triển, bởi vì nó yêu cầu chính phủ phải chứng minh sự tôn trọng của mình đối với phong trào. Sự thất bại rất rõ ràng của chính phủ trong việc tôn trọng điều này ngay lập tức đã nâng phong trào lên một cấp độ cao hơn, đến mức tại thời điểm này, Đặng rõ ràng đã kết luận rằng để đánh bại phong trào, “chúng ta phải thấy trước rằng không thể tránh hoàn toàn khỏi sự [đổ máu]”Sự leo thangNhư đổ thêm dầu vào lửa, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của chính phủ, đã xuất bản một bài xã luận vào ngày 26 tháng 4 chỉ trích nghiêm khắc phong trào là ‘phản cách mạng’ và ngụ ý nặng nề rằng nếu nó không tự bãi bỏ, nó sẽ phải đối mặt với đàn áp dữ dội. Nhưng phong trào bây giờ đã rất lớn và tự tin, và quần chúng, cả công nhân cũng như sinh viên, đã quyết tâm thách thức chế độ, và điều này chỉ hun đúc thêm quyết tâm cho họ - một dấu hiệu kinh điển của một tình huống cách mạng đang phát triển.Ngày hôm sau, một cuộc biểu tình khoảng 300.000 người đã diễn ra để trả lời tòa soạn, với một số ước tính nói rằng 90 phần trăm học sinh ở Bắc Kinh đã tham gia! Đây là sự bất tuân hàng loạt đầu tiên với nhà nước kể từ cuộc cách mạng năm 1949.Trong một cuộc rút lui nhanh chóng và rõ ràng, tờ Nhân dân nhật báo đã viết một bài xã luận khác vào ngày 28 tháng 4, lần này là sự thân thiện và mơ hồ nhằm ủng hộ các cuộc biểu tình. Dòng chính thức trở thành những cuộc biểu tình chính đáng và yêu nước giải quyết các vấn đề của tham nhũng thực sự, v.v ... Một khi đường dây thay đổi theo cách này, chính phủ bắt đầu mất kiểm soát toàn bộ phương tiện truyền thông. Nó đã được lý giải rằng chính quyền bật đèn xanh để đưa tin tích cực về các cuộc biểu tình, và phần lớn các nhà báo và thậm chí các biên tập viên thực sự ủng hộ. ĐCSTQ đã sa thải Qin Benli, biên tập viên tờ Người đưa tin, vì đã báo cáo về các cuộc biểu tình một cách tích cực, nhưng việc sa thải của ông đã gặp phải sự phản đối hàng loạt của các nhà báo. Sau đó, vào ngày 15 tháng 5, chính phủ đã chính thức phê duyệt tự do báo chí lớn hơn để báo cáo các cuộc biểu tình khi có nhiều phản ứng dữ dội đối với sự kiểm duyệt. Do đó, tạm thời, yêu cầu số 7, đưa tin khách quan các cuộc biểu tình, đã giành chiến thắng. Cần lưu ý rằng một yếu tố khác trong sự mất kiểm soát này của chính phủ đối với các phương tiện truyền thông là thí nghiệm của Đặng rút ĐCSTQ khỏi sự kiểm soát trực tiếp tại nơi làm việc.Trong khoảng thời gian này, phong trào bắt đầu giành được rất nhiều sự ủng hộ từ chính nhà nước. Các cuộc biểu tình bây giờ là một sự chiếm đóng toàn diện quảng trường, nơi chứa đầy lều trại. Các sinh viên bắt đầu tuyệt thực, điều này càng làm phong trào mạnh thêm và giành được sự ủng hộ của công chúng nhiều hơn. Số tiền khổng lồ đã được quyên góp cho việc chiếm đóng quảng trường, bao gồm từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, Liên đoàn Công đoàn Toàn Trung Quốc (tổ chức công đoàn chính thức duy nhất, do nhà nước kiểm soát) và Ủy ban gây quỹ Xổ số phúc lợi xã hội toàn Trung Quốc. Các đơn vị làm việc đã chính thức được phép tổ chức các chuyến thăm quảng trường và quyên tiền cho người biểu tình. Điều này một phần là do chính phủ sợ các sinh viên tuyệt thực sẽ chết hoặc bị bệnh nặng, và nếu điều này xảy ra, một phong trào cách mạng có thể nổ ra và quét sạch họ khỏi quyền lực. Nhưng đó cũng là nhờ sự hỗ trợ hàng loạt thực sự trong xã hội, bao gồm từ các nấc thang thấp hơn của ĐCSTQ.Sau khi việc tuyệt thực được kêu gọi, nó đã nhanh chóng tăng từ khoảng 300 người tham gia lên 3.000 người. Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 5, thường xuyên có tới 300.000 người ở quảng trường vào ban ngày, và vào ngày 17-18 / 5 đã có một cuộc biểu tình hơn một triệu! Các cuộc biểu tình sau đấy đã xuất hiện trên khắp Trung Quốc và theo hồ sơ chính thức vào giữa tháng 5, có tới 172.000 sinh viên từ bên ngoài Bắc Kinh đã đến thủ đô để tham gia vào các cuộc biểu tình khổng lồ.Chính tại thời điểm này, khi phong trào mạnh mẽ hơn bao giờ hết và nhà nước đang dao động, Đặng, Lý Bằng và các nhà lãnh đạo khác đã kết luận rằng chính sách nhượng bộ không thể có hiệu quả. Mục đích của các nhượng bộ chưa bao giờ thực sự là đề mang lại những thay đổi lâu dài mà để tạo ra ảo tưởng về sự thay đổi khiến cho các sinh viên ra về trong sự hài lòng - để sau đó các lãnh đạo sinh viên sẽ bị đàn áp. Nhưng điều này rõ ràng không có hiệu quả, và vì vậy họ đã quyết định rằng một cuộc đấu tranh mở sẽ phải được tiến hành.Thắt chặt kiểm soátThiết quân luật đã chính thức được tuyên bố bảy ngày sau khi cuộc tuyệt thực bắt đầu, vào ngày 20 tháng Năm. Ban đầu nó là một thảm họa đáng xấu hổ cho chính phủ, nhấn mạnh sự ủng hộ hàng loạt thực sự cho các cuộc biểu tình. 10 tới 15.000 binh sĩ được gửi vào Bắc Kinh đã bị ngăn chặn bởi các cuộc phong tỏa tự phát từ cư dân Bắc Kinh. Những người lính đông hơn hẳn nhưng có vẻ hoang mang, nói rằng họ không được biết về các cuộc biểu tình. Tình cảm nhanh chóng xuất hiện giữa người dân và binh lính. Bên cạnh các rào chắn được xây dựng, người dân đã mang đến cho binh lính thức ăn và nước uống và thậm chí còn tổ chức các bữa tiệc đường phố cho họ. Hai chỉ huy quân đội, Xu Qinxian và Xu Feng (không có họ hàng với nhau), từ chối mệnh lệnh được trao cho họ. Theo Yang Baibing, Chính ủy trưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân, có tới 110 sĩ quan và 1.400 binh sĩ trong điều động đầu tiên này đã từ chối chiến đấu (South China Morning Post, 28/12/1989). Thật vậy, nỗ lực này từ cư dân đã được tổ chức rất tốt. Một “đoàn đối thoại” đã được thành lập, có trong tay một bản đồ quân sự, và:“nhận được các cuộc gọi điện thoại cứ sau ba phút báo cáo các di chuyển của quân đội. Sau đó, họ gọi tới từng trường đại học để yêu cầu gửi sinh viên đến các địa điểm cụ thể. Vào ngày 20 tháng 5, Wang Chaohua cũng đã gửi những đội quân nhỏ đến một số nơi mà một số lượng lớn binh lính đã dừng lại. Liên minh tự trị sinh viên Bắc Kinh sau đó thậm chí còn tạo ra một bản đồ Bắc Kinh cho thấy các vị trí quân đội và các chướng ngại vật lớn, và liên minh đã giao cho mỗi trường đại học một khu vực phụ trách.” (Zhaoxin Zhao, op cit trang 185-6)Tuy nhiên, về cơ bản, những nỗ lực này là tự phát và cục bộ, điều này cũng thể hiện rõ ràng sự ủng hộ tích cực từ quần chúng tới phong trào.Sức mạnh của giai cấp công nhân Bắc Kinh mạnh mẽ đến mức quân đội phải rút khỏi thành phố sau bốn ngày. Quân đội không thể vượt qua, và có một mối nguy hiểm nghiêm trọng của một cuộc binh biến toàn diện. Tại thời điểm này, tiềm năng tồn tại của Bắc Kinh sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của những người biểu tình và công nhân những người đã xây dựng các chướng ngại vật và tổ chức BAWF. Tuy nhiên, không có đảng nào có thể tổ chức quần chúng thực hiện bước quan trọng này.Đến ngày 2-3 tháng 6 (chỉ hơn một tuần sau cuộc rút lui ban đầu của họ), số lượng binh sĩ lớn hơn nhiều - ít nhất gấp mười lần so với 15.000 ban đầu - đã được tích lũy ở ngoại ô Bắc Kinh. Hầu hết những người lính này đến từ các gia đình nông dân ở các tỉnh xa xôi, một chiến thuật có chủ ý nhằm giảm thiểu cơ hội nổi loạn. Khi tổ chức một cuộc phản cách mạng, mối nguy hiểm cho giai cấp thống trị luôn là các cấp thấp của lực lượng đàn áp sẽ cảm thấy đoàn kết với quần chúng cách mạng, và thậm chí có thể có bạn bè và người thân trong phong trào. Bằng cách sử dụng những người lính nông dân đến từ nơi xa xôi, nhiều người trong số họ nói các phương ngữ khác với người Bắc Kinh, chúng sẽ làm cho tình huynh đệ khó xảy ra hơn nhiều.Rút ra bài học rằng toàn bộ Bắc Kinh đã đoàn kết chống lại họ, nhiều người trong số những người lính này đã được chuyển vào nội thành trong thường phục và không có vũ khí. Nhưng điều này đã gây ra một vấn đề - họ vẫn cần vũ khí của mình để dọn dẹp quảng trường, và vì vậy những thứ này được chuyển đi riêng. Ít nhất ba trong số những chiếc xe buýt này đã được phát hiện và thu giữ bởi các công nhân, người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về thảm họa sắp xảy ra. Một lần nữa, ở đây chúng ta thấy bằng chứng về sự cần thiết của một đảng cách mạng. Trong trường hợp không có ai, các vũ khí chỉ đơn giản là được cư dân giao cho cảnh sát, như thể chúng không được sử dụng bởi cùng một nhà nước Trung Quốc. Một đảng cách mạng được tổ chức tốt, được đưa vào phong trào phản kháng, có thể đã phân phát những vũ khí này như một phần của kế hoạch đẩy lùi quân đội và / hoặc thúc giục một cuộc binh biến.Khi những người lính tiến lên, các công nhân đã nối lại những nỗ lực anh hùng của họ để chặn đường họ bằng những chướng ngại vật. Cuộc đụng độ đã nổ ra, dẫn đến cái chết của một vài binh sĩ và nhiều cư dân khác. Trong nhiều trường hợp, các binh sĩ đã xử lý các chướng ngại vật bằng cách đơn giản là nổ súng vào những người biểu tình không vũ trang.Đến tối ngày 4 tháng 6, những người lính đã tạo vành đai quanh quảng trường, nơi khoảng 80.000 người biểu tình vẫn còn bị bao vây. Khi họ đến gần hơn, nhiều cuộc giao tranh đã nổ ra, và những người biểu tình không vũ trang đã bị bắn, trong nhiều trường hợp từ phía sau. Một số sinh viên muốn chiến đấu, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo đã cầu khẩn họ duy trì chính sách bất bạo động. Đến giờ này dù họ quyết định làm gì thì tình hình đã trở nên vô vọng.Tại một số thời điểm, một số nhà lãnh đạo đã tự mình thuyết phục quân đội cho phép các sinh viên rời khỏi quảng trường một cách hòa bình. Vào lúc 4 giờ sáng, quân đội đã thông báo qua loa rằng điều này đã được đồng ý và bây giờ mọi người phải rời đi. Mặc dù một số sinh viên muốn ở lại và buộc tội các nhà lãnh đạo của họ đã bán đứng mình, nhưng hầu hết đều nhận ra rằng họ không có lựa chọn nào khác, và họ đã diễu hành ra khỏi quảng trường trong tiếng hát Quốc tế ca. Mặc dù cuộc rút lui này phần lớn là hòa bình, đã có thêm một vài trường hợp tàn bạo về quân sự, dẫn đến cái chết của hàng chục người biểu tình không vũ trang.Tổng kết lại người ta cho rằng đã có khoảng 500-1000 đã bị tàn sát vào đêm mùng 4 và rạng sáng ngày 5 tháng 6 năm 1989, khi nhà nước Trung Quốc cuối cùng đã nghiền nát phong trào quần chúng lớn nhất và phổ biến nhất của Trung Quốc kể từ năm 1949.Sự yếu kém của lãnh đạo sinh viênHọc sinh có thể đóng một vai trò quan trọng - như ở Pháp vào năm 1968 - trong một phong trào cách mạng. Tuy nhiên, với vị trí xã hội của họ, điều này cũng có hạn chế. Cách duy nhất để có thể khắc phục là bằng sự liên hợp với giai cấp công nhân. Thật không may, các nhà lãnh đạo sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn đã phản đối sự đoàn kết này.Khả năng chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn và có hàng ngàn người tham gia tuyệt thực cho thấy những điểm mạnh mà học sinh sở hữu. Thời gian rảnh rỗi và ít vướng bận gia đình khiến điều cho điều này khả thi, và không có gì nghi ngờ rằng, về mặt chiến thuật, chiếm một quảng trường nổi tiếng, ngay bên cạnh trung tâm quyền lực, đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người gần như chỉ sau một đêm.Tuy nhiên, các vấn đề của sinh viên cấp tiến bị cô lập khỏi tầng lớp lao động rất rõ ràng từ hành vi của các nhà lãnh đạo sinh viên. Cụ thể ở Trung Quốc đã (và vẫn là) một chế độ toàn trị, thật dễ hiểu sự lãnh đạo của họ là vô tổ chức và thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra đặc tính lỏng lẻo của sinh viên như một tầng lớp xã hội khiến những vấn đề này không thể khắc phục được.Sự đối đầu giữa các nhà lãnh đạo tự bổ nhiệm khác nhau không chỉ dữ dội mà còn không thể hòa giải, vì các sinh viên thiếu bất kỳ cấu trúc dân chủ nào. Làm thế nào để bạn quyết định nhà lãnh đạo nào là tốt nhất, nếu không có tổ chức và không có thành viên nào có thể bỏ phiếu? Các cuộc ganh đua nhỏ nhặt của các sinh viên thường được hiển thị công khai trong các cuộc công kích từ phía này hay phía khác. Tại một thời điểm, các nhà lãnh đạo sinh viên thậm chí đã được trao cho một cuộc đối thoại trên truyền hình với các thành viên hàng đầu của ĐCSTQ, nhưng cuộc họp đã bị phá vỡ do những cuộc cãi lộn công khai giữa các sinh viên, những người đã dùng đến cả đơn để tố cáo lẫn nhau. Được biết, nhiều nhà báo được mời đến để đưa tin về cuộc họp, những người ban đầu có thiện cảm, đã rất thất vọng với sự vô tổ chức, thô lỗ và thiếu một chương trình rõ ràng của các sinh viên. Chẳng hạn, một người tuyệt thực đã tóm tắt các vấn đề:Chúng tôi ở dưới thiết quân luật. Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã thành lập Trụ sở quân sự để chỉ huy hàng trăm ngàn binh sĩ chống lại chúng tôi. Tuy nhiên, tình hình ở Quảng trường rất đáng thất vọng. Có hơn mười tổ chức sinh viên tại Quảng trường, tất cả đều tuyên bố là chỉ huy cao nhất và tất cả đều vô trách nhiệm. Liên hiệp tự trị của sinh viên Bắc Kinh chỉ có một nhà lãnh đạo, Wang Chaohua, tại Quảng trường; các nhà lãnh đạo của Liên đoàn sinh viên từ bên ngoài Bắc Kinh đang chìm đắm trong các cuộc đấu tranh quyền lực. Họ đã thay đổi chỉ huy chung bốn lần trong một ngày và thậm chí muốn chiếm lấy trung tâm phát sóng. Nếu điều này tiếp diễn, ngay cả khi quân đội không tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ tự đánh bại mình. Vì vậy, tôi đề nghị thành lập một trụ sở lâm thời để lãnh đạo Quảng trường trong bốn mươi tám giờ. Trong khi đó, Liên minh tự trị của sinh viên Bắc Kinh sẽ rút về Đại học Bắc Kinh để tự khắc phục. Sau bốn mươi tám giờ, trụ sở lâm thời sẽ kết thúc nhiệm vụ và trao lại quyền lực cho Liên hiệp tự trị của sinh viên Bắc Kinh. (Dingxin Zhao, op cit trang 189-90)Có vô số các nhà lãnh đạo và các tổ chức lâm thời tự bổ nhiệm khác nhau. Hầu hết, các quyết định của các tổ chức này không bao giờ được thực hiện và hoàn toàn bị bỏ qua bởi số đông sinh viên.Đến cuối giai đoạn của cuộc biểu tình, câu hỏi có nên tiếp tục hay không đã trở thành một nguồn chia rẽ lớn, nhưng không có biện pháp hợp lý nào để giải quyết vấn đề này. Hết lần này đến lần khác, các sinh viên đã bỏ phiếu để tiếp tục sự chiếm đóng, chỉ là điều đó đã được thi hành tự động bởi những người chống lại điều này đã rời đi. Hầu như không phải ngạc nhiên khi những người muốn tiếp tục đến cùng, là những người duy nhất vẫn còn ở đó cho đến phút cuối, và vì vậy đã giành được phiếu bầu. Thật vậy, như chúng ta đã thấy, 172.000 sinh viên mới tràn vào quảng trường vào giữa tháng Năm, trong khi hầu hết các sinh viên gốc Bắc Kinh đã rời đi sau đó. Dòng người này đã tạo thành một tổ chức và lãnh đạo mạch lạc và hợp pháp, có thể thay đổi chiến thuật và yêu sách khi tình thế đòi hỏi, điều không dễ dàng.Trong khi chiến thuật chiếm đóng có nhiều giá trị, đặc biệt là các cuộc chiếm đóng lớn như đối với Quảng trường Thiên An Môn, có những hạn chế đáng kể thậm chí tê liệt nếu việc chiếm đóng trở thành phương pháp duy nhất hoặc chủ yếu. Mục tiêu chính trị được đẩy ra phía sau. Điều này là do việc duy trì sự chiếm đóng chống lại sự thù địch liên tục của nhà nước cuối cùng cũng sẽ khiến người tham gia kiệt sức. Những người liên quan cần phải đảm bảo có đủ người ở đó mọi lúc để cảnh sát không thể trục xuất họ. Ngoài ra, vệ sinh cơ bản và cấp dưỡng trở thành câu hỏi lớn cần quan tâm.Đối phó với những vấn đề như thế này sẽ khó khăn ngay cả ở thời điểm tốt nhất. Với sự lãnh đạo bị chia rẽ một cách lố bịch và thiếu kinh nghiệm để bắt đầu, nó khiến tất cả đều chú tâm vào đó. Sự chiếm đóng đã tự kết thúc chính nó trong khi những người chiếm đóng trở nên gắn bó mật thiết với nhau bất kể hiệu quả của nó. Điều này có nghĩa là thay vì thảo luận về các chiến thuật và chương trình chính trị tốt nhất để đưa phong trào tiến lên, hoặc những câu hỏi sâu sắc hơn như tính giai cấp khách quan của cách mạng Trung Quốc, phong trào chăm chú nhất vào vấn đề tổ chức. Theo một trong những nhà lãnh đạo, Li Lu, “cuộc tranh luận về việc có nên chấm dứt việc chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn hay không là chủ đề chính của mọi ‘cuộc họp của Nghị viện Quảng trường Thiên An Môn’, tiêu tốn phần lớn thời gian của họ.” (Nguồn trên, trang 195)Sự phớt lờ vai trò của công nhânNhững điểm yếu của phong trào cuối cùng vẫn là một câu hỏi mang tính giai cấp. Rõ ràng là một quảng trường không thể bị chiếm đóng mãi mãi. Nhà nước Trung Quốc là một nhà nước đáng gờm và sẽ không bao giờ cho phép mình bị lật đổ, hoặc bị loại bỏ bởi một phong trào chiếm đóng quảng trường. Một điều gì đó mạnh mẽ hơn nhiều là cần thiết.Bi kịch của năm 1989 là chỉ có một tổ chức như vậy xuất hiện, ngoài ra phần lớn bị gạt ra ngoài lề bởi các sinh viên tiểu tư sản. Nhóm công nhân bắt đầu họp và phát tờ rơi chống lại chính phủ vào giữa tháng 4, đến giữa tháng 5 nó đã tăng lên với 150 nhà hoạt động nòng cốt, được thúc đẩy bởi sự bắt đầu diễn ra các cuộc biểu tình lớn của các công nhân để hỗ trợ sinh viên. Vào ngày 18 tháng 5, họ đã mang một cái loa đến Quảng trường Thiên An Môn và tuyên bố: “Hãy để công nhân của cả quốc gia biết rằng chúng tôi, công nhân ở Bắc Kinh hiện đang được tổ chức.”Một ngày trước đó, họ đã xuất bản một tài liệu “tố cáo chi tiết các đặc quyền đặc biệt, các chuyến du lịch ra nước ngoài cho con cái, các bà vợ hoặc người giữ trẻ, mà thực ra là tình nhân của các quan chức cấp cao và tuyên bố rằng 'chúng tôi đã tính toán cẩn thận, dựa trên bộ Tư bản của Marx, tỷ lệ bóc lột công nhân. Chúng tôi phát hiện ra rằng công bộc của nhân dân lấy tất cả giá trị thặng dư được tạo ra bởi máu và mồ hôi của nhân dân. Theo sau phân tích này là kết luận hợp lý, như tài liệu sau đó đã tuyên bố, ‘Chỉ có hai giai tầng: Kẻ cai trị và người bị trị ... Các chiến dịch chính trị trong 40 năm qua là một phương pháp chính trị để đàn áp người dân. Lịch sử đã cho thấy họ [tức là, những người cộng sản] rất thích “xử lý rốt ráo sau mùa thu hoạch”. Nhưng lịch sử chưa đến hồi kết thúc.” (Andrew G. Walder và Gong Xiaoxia, op cit)Từ thời điểm này, Liên đoàn Công nhân tự trị Bắc Kinh đã phát triển nhanh chóng. Để tham gia BAWF, bạn chỉ cần xuất hiện tại Quảng trường Thiên An Môn và chứng minh bạn là một công nhân Bắc Kinh bằng cách trình cho họ giấy tờ tùy thân từ đơn vị công tác của bạn. Với phương pháp này, BAWF tuyên bố đã đăng ký tới 20.000 thành viên vào cuối phong trào (chúng ta nên lưu ý bản chất mong manh trong việc đăng ký thành viên của thứ mới chỉ là một tổ chức phôi thai này). Dẫu vậy, đến cuối tháng 5 BAWF đã có được văn phòng và báo in riêng, và đã soạn thảo một điều lệ với những quyền dân chủ và kế hoạch cho một hội nghị chung.Trong suốt tháng Năm và vào những ngày đầu tiên của tháng Sáu, BAWF đã chứng minh sức mạnh đang phát triển của mình bằng cách phái một nhóm trên một chiếc xe tải đến để giải cứu những học sinh bị đánh đập và bắt giữ. Nhờ phương thức đăng ký công nhân, nó đã có sự khởi đầu của một mạng lưới những người ủng hộ trong các nhà máy và nơi làm việc trên toàn thành phố mà họ hy vọng có thể kêu gọi giúp đỡ phong trào. Trong khi phong trào sinh viên trở nên lúng túng bởi gánh nặng của sự chiếm đóng và sự ích kỷ của các nhà lãnh đạo sinh viên, thì cùng với thời gian, BAWF ngày một trở nên mạnh mẽ, được tổ chức tốt hơn và tự tin hơn.Cách duy nhất để thoát ra khỏi sự bế tắc của sự chiếm đóng, và thách thức nghiêm trọng nhà nước, là xây dựng một cuộc tổng đình công. BAWF thực sự đã đưa ra khẩu hiệu cho một cuộc tổng đình công, và đã cố gắng sử dụng các liên kết mới được thành lập của nó từ nơi làm việc để thực hiện điều này. Nhưng những liên kết này chỉ mới được thiết lập, chúng thiếu tài nguyên nghiêm trọng và thời gian thì quá ngắn. Tuy nhiên, đây đích xác là cách tiến về phía trước. BAWF cũng kêu gọi binh lính nổi loạn và công nhân kiểm soát ngành công nghiệp.Lãnh đạo của các sinh viên nên xác định sự hình thành của BAWF như là con đường phía trước. Sự tồn tại của nó chứng tỏ cho sự táo bạo của các công nhân. Đề nghị tổ chức một cuộc tổng đình công để đưa phong trào phát triển hẳn là một cơ hội tuyệt vời.Trong khi một số sinh viên đã tìm đến với BAWF và cố gắng giúp đỡ, phần nhiều đã từ chối nhóm này một cách đáng kinh ngạc và cố gắng loại họ ra khỏi quảng trường. Walder và Gong trích dẫn một trong những nhà hoạt động công nhân về vấn đề này:“Một số người muốn đi đến và nói chuyện với các sinh viên, nhưng trước khi chúng tôi có thể thốt ra một vài từ, các nhóm sinh viên đã đến và đuổi chúng tôi đi. Vào thời điểm đó, chúng tôi đã không muốn khuấy động rắc rối, và không sẵn lòng chống lại các sinh viên”. Các nhà hoạt động [BAWF] đã thấy sự đối xử tương tự đối với Liên minh Công nhân Xây dựng, trong một thời gian được đặt tại quầy đánh giá phía đông: ‘Các sinh viên đặc biệt không muốn gặp họ. Những sinh viên cảnh giới luôn xua đuổi họ... Trong thực tế, rất nhiều người có thái độ này đối với công nhân xây dựng đến từ các ngôi làng, nói họ là đám lao động chân tay.’“Một biểu hiện tới cùng của thói khăng khăng giữ sự thuần khiết của sinh viên là việc họ từ chối cho phép [BAWF] tham gia chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn. Các nhà lãnh đạo công nhân, vừa bị quấy rối bởi văn phòng quản lý Thiên An Môn, dễ bị cảnh sát giám sát và bắt giữ bởi vị trí biệt lập của họ phía bên kia Đại lộ Chang'an ngăn cách phần chính của quảng trường, lại còn bị từ chối ít nhất hai lần trong nỗ lực di dời. Chỉ tới ngày 30 và 31 tháng 5, khi số lượng sinh viên giảm dần và hành động quân sự dường như sắp xảy ra, các sinh viên mới cảm thấy bị đe dọa đủ để cho phép [BAWF] vào quảng trường giúp bảo vệ họ.“Khi phong trào tiến triển, các nhà hoạt động [BAWF] bắt đầu cảm nhận được rằng các nhà lãnh đạo của sinh viên không tha thiết với nhu cầu của họ, và hơn nữa đã cản trở nỗ lực của họ để giành quyền cho người lao động.“Vào ngày 28, [BAWF] chủ trương đóng cửa tất cả các nhà máy và cửa hàng. Nếu không thể đình công, các công nhân vẫn có thể làm đình trệ. Đình công là quyền của chúng tôi, bảo vệ công lý và bảo vệ lợi ích của chính chúng tôi. Công nhân từ rất nhiều đơn vị công tác đã hỗ trợ lời kêu gọi đình công của chúng tôi. Các công nhân cho biết, chúng tôi chỉ đơn giản là không sẵn sàng làm việc cho họ nữa. Nhưng các sinh viên sẽ không cho phép chúng tôi đình công. Họ đã cố gắng bằng mọi cách có thể để thuyết phục chúng tôi. Các sinh viên nói, đây là phong trào của chúng tôi và bạn phải tuân theo chúng tôi. Họ đã không cho chúng tôi làm điều đó. Các công nhân không thể chấp nhận, đó là lý do tại sao chúng ta phải có tổ chức riêng của mình. Cuối cùng, sau ngày 28 tháng 5, chúng tôi không ủng hộ sự thông cảm cho học sinh nữa.”Đằng sau sự nhận thức vô cảm này, các nhà hoạt động [BAWF] cũng bắt đầu cảm nhận được thói lừa bịp của giai cấp trưởng giả.“Các sinh viên luôn từ chối công nhân của chúng tôi ... Họ nghĩ rằng chúng tôi vô văn hóa. Chúng tôi yêu cầu tham gia vào cuộc đối thoại với chính phủ, nhưng các sinh viên sẽ không cho phép chúng tôi. Họ coi chúng tôi là lũ công nhân thô thiển, ngu ngốc, liều lĩnh và không biết thương lượng (...)”“Bạn biết đấy, với sinh viên, chẳng sao đâu- họ bắt bạn trong một vài ngày và để bạn đi. Nhưng khi công nhân chúng tôi bị bắt, họ bắn chúng tôi ... Chính phủ tàn nhẫn với công nhân chúng tôi. Họ còn nói công nhân là giai cấp lãnh đạo. Chết tiệt!”Tuyên bố cuối cùng được đưa ra bởi sự đàn áp sau đó, trong đó chính phủ đã xử tử nhiều công nhân là thành viên BAWF nhưng đã cho các sinh viên những bản án khoan dung hơn nhiều, vì họ có xu hướng đến từ các gia đình có ảnh hưởng.Bi kịch của sự kiện Thiên An Môn là một liên minh mạnh mẽ giữa sinh viên với công nhân đã ở trong tầm tay, nhưng sự thiển cận và tư tưởng nhỏ mọn của các nhà lãnh đạo sinh viên đã ngăn điều này xảy ra, dẫn đến thất bại đẫm máu của chính nó.Mặt khác, giới trí thức tự do những người truyền cảm hứng cho phong trào đã không làm gì để thúc đẩy nó. Họ đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi các sinh viên ngừng việc chiếm đóng và về nhà, mặc dù ở thời điểm đó hoàn toàn không có một sự nhượng bộ nào. Không giống như các công nhân, họ không đưa ra chiến lược thay thế nào như một cuộc tổng đình công, thay vào đó, chỉ là mong muốn mọi người sẽ bình tĩnh và trở về nhà.Sự hèn nhát của họ bắt nguồn từ vị trí giai cấp của họ. Họ đã đạt được rất nhiều từ các quyền tự do tương đối, cả về chính trị và kinh tế, trong những năm 1980. Và họ rất hài lòng với hướng đi này. Sau khi thất bại trong phong trào, họ đã không đi tới kết luận rằng cần phải có nhiều chiến binh hơn và ủng hộ công nhân để giành chiến thắng. Thay vào đó, họ thậm chí than thở rằng sao việc này lại xảy ra. Chỉ điều này thôi đã chứng minh rằng họ chấp nhận hiện trạng.“Vào những năm 1980, có nhiều tầng lớp trí thức khác nhau: ở cấp trên cùng, họ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cải cách, bởi họ trực tiếp tham gia không chỉ trong việc đưa ra một hệ tư tưởng cải cách, mà còn trong việc thiết kế các kế hoạch cải cách nhà nước ở mọi cấp độ. Do đó, họ liên kết khăng khít với chính trị phe cánh và các nhóm lợi ích khác nhau. Thông qua mối quan hệ làm việc lâu dài này, những trí thức này đã tin rằng, nếu chỉ các phe phái cải cách trong nhà nước có thể giành được quyền lực, mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Vì lý do này, họ đã đặt cược danh tiếng của mình với hy vọng rằng các cuộc xung đột xâm nhập sẽ được giải quyết theo hướng 'cải cách', trong khi họ lo ngại rằng chủ nghĩa cấp tiến ngày càng tăng của phong trào sinh viên sẽ phá hủy sự cân bằng quyền lực bấp bênh trong quá trình cải cách nhà nước, do đó dẫn tới sự trở lại của các thế lực bảo thủ trên sân khấu chính trị, sự phê phán chủ nghĩa cấp tiến nhanh chóng sẽ phát triển thành một sự xem xét lại toàn bộ vấn đề cách mạng và cải cách trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, trong đó chủ nghĩa cấp tiến gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với cách mạng chính trị và văn hóa là đặc điểm chính của nó. . (Wang Hui, op cit, Tr45)Kết luận mà các nhà tự do đã vạch ra giống như các giai cấp thống trị ở phương Tây - rằng chủ nghĩa tư bản tự động mang theo nó nền dân chủ tự do và tự do cá nhân. Do đó, không cần phải dùng đến những cuộc biểu tình nguy hiểm và đáng sợ, họ chỉ cần tham gia vào sự phát triển của thị trường tự do tại Trung Quốc, và đến một lúc nào đó nền dân chủ sẽ phát triển mạnh mẽ.Hậu quảCú sốc của các cuộc biểu tình năm 1989, các đợt lạm phát ngay trước đó, và cách thức tàn bạo mà phong trào bị đàn áp, dẫn đến việc củng cố bộ máy nhà nước. Những người bảo thủ trong chế độ quan liêu của Trung Quốc, những người chống lại việc mở cửa cho chủ nghĩa tư bản, đổ mọi sai lầm của các vấn đề kinh tế là bởi sự đưa ra các chính sách tư bản và họ đã có thể sử dụng cú sốc năm 1989 để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ. Điều này giải thích sự tạm dừng chuyển động hướng tới một chính sách kinh tế định hướng thị trường lớn hơn.Tuy nhiên, nhóm bảo thủ này không thể được coi là theo chủ nghĩa Mao như thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Họ không nhất thiết phải chống lại việc mở cửa cho chủ nghĩa tư bản. Họ chỉ phản đối các phương pháp tự do hơn, giảm sự tham gia của chính quyền, cho phép các ngành công nghiệp địa phương tự xây dựng thông qua tín dụng dễ dàng. Thay vào đó, họ muốn sử dụng các nguồn lực của đất nước để xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng. Tuy nhiên, sự lên ngôi của họ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, bởi vì chính sách khắc khổ về tài chính mà họ áp đặt không chỉ ngăn chặn lạm phát mà cả tăng trưởng kinh tế - trái ngược với ý định của họ.Kết quả là, một sự thỏa hiệp đã ra đời được tóm tắt bởi Đặng năm 1992 trong bài viết “Chuyến đi miền Nam” và các chính sách của những năm 1990. Các đòn bẩy chính của nền kinh tế, như công nghiệp nặng và cơ sở hạ tầng, sẽ là trọng tâm của cải cách, thay vì các doanh nghiệp nhỏ và làng xã. Những đỉnh cao chỉ huy này vẫn nằm trong tay nhà nước, điều này cho phép người ta sau này tập hợp chúng cho đầu tư lớn vào các khu vực chiến lược. Điều này nhằm mục đích mang lại sự tăng trưởng tối đa có thể cho nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước (SOE):“đã được giải phóng để theo đuổi một chương trình tăng trưởng của riêng mình, nhưng điều đó cũng tương ứng với những gì các nhà lãnh đạo hàng đầu muốn. Tổ chức lại khu vực nhà nước, hoàn thành vào năm 1998, đã tổ chức các công ty tập trung còn lại thành các tổ chức độc quyền mạnh mẽ. Mặc dù không có doanh nghiệp trung ương nào được hưởng độc quyền không kiểm soát, cạnh tranh bị hạn chế ở hai hoặc ba công ty trong một ngành. Các công ty đã trở nên rất có lợi nhuận. Hơn nữa, chính phủ trung ương năm 1994 đã ngừng yêu cầu các công ty chính phủ chuyển lợi nhuận sau thuế của họ cho nhà nước (mâu thuẫn rõ ràng với mong muốn tăng cường kiểm soát của chính phủ đối với các khoản thu). Các công ty này, ngày càng hoàn thiện bằng tiền mặt, cạnh tranh với các đối thủ của họ để mở rộng và tài trợ cho các khoản đầu tư của chính họ. Ví dụ, đầu tư viễn thông chưa bao giờ vượt quá 0,2% GDP cho đến năm 1988, nhưng vào cuối những năm 1990, các công ty viễn thông, dựa vào vốn nội bộ và các khoản vay ngân hàng, đã đẩy đầu tư lên tới 2% GDP. (Barry Naughton, op cit.)Nói cách khác, chủ nghĩa tư bản nhà nước bắt đầu đầy hứa hẹn. Nhà nước đã sử dụng tài sản của mình để định hướng và tăng tốc tăng trưởng kinh tế một cách rất chung chung (chủ yếu thông qua các khoản vay ngân hàng do nhà nước kiểm soát và bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước khỏi cạnh tranh nước ngoài), nhưng nới lỏng sự kiểm soát của các doanh nghiệp nhà nước bằng cách cho phép họ cạnh tranh và giữ lợi nhuận của họ. Họ từ bỏ kế hoạch thực tế để đòn roi của cạnh tranh tư bản sẽ tiếp thêm sức mạnh cho sự tăng trưởng. Đây thực chất là mô hình tương tự như Trung Quốc ngày nay.Phải nói rằng bất chấp cú sốc của các cuộc biểu tình năm 1989, rõ ràng được tạo ra bởi sự ra đời của các biện pháp tư bản và tự do hóa chính trị trong những năm 1980, không có sự thúc đẩy thực sự nào đối với chủ nghĩa Stalin và kinh tế kế hoạch đã diễn ra. Ở dấu hiệu rắc rối đầu tiên, chế độ thắt lưng buộc bụng tài chính bảo thủ đã sụp đổ, và Đặng đã phát động thành công cải cách tư bản chủ nghĩa ở các thành phố cảng phía Nam và Đông Trung Quốc.Sau một vài năm, khi những dư âm của Quảng trường Thiên An Môn đã lắng xuống và ĐCSTQ chắc chắn kiểm soát được nó, về mặt chủ nghĩa tư bản, nó đã đi xa hơn nhiều so với những năm 1980. Các doanh nghiệp nhà nước chiến lược được phép tạo ra và giữ lợi nhuận của họ, và các doanh nghiệp nhà nước phi chiến lược đã được tư nhân hóa, dẫn đến khoảng 30 triệu công nhân bị sa thải. Nếu câu thần chú của thập niên 1980 là ‘cải cách mà không co ai thua cuộc”, thì sự thất bại của các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn đã khiến ĐCSTQ tự tin thực hiện ‘cải cách với hàng chục triệu người thua cuộc”. Đặng Tiểu Bình vào khoảng thời gian này được cho là đã nói, “Làm giàu là vinh quang”. Không có bằng chứng ông thực sự nói điều đó, nhưng điều này có lẽ còn quan trọng hơn – câu nói được lưu truyền vì nó rất hợp lý.Tâm lý của những năm 1990 chủ yếu cho rằng thị trường là vị trọng tài tốt nhất và duy nhất về hiệu quả kinh tế. Nó được tóm tắt trong bài báo năm 1997 này từ Nhật báo Công nhân, tờ báo chính thức của công đoàn do nhà nước kiểm soát, “doanh nghiệp là nguồn việc làm của công nhân, nhưng bản thân doanh nghiệp cũng phải lên xuống theo thị trường... vì thế công nhân có thể ở lại hoặc ra đi, được thuê hoặc bị sa thải dựa trên quy luật này… điều cốt yếu là công nhân phải phù hợp với thị trường, chứ không phải thị trường phải phù hợp với công nhân”. Đến cuối những năm 1990, chỉ có 33 phần trăm lao động thành thị làm việc trong khu vực nhà nước (hiện đang hoạt động theo lợi nhuận), giảm từ 78% vào năm 1978. 60% GDP hiện là từ tư nhân (nếu chúng ta không tính các doanh nghiệp SOE hoạt động như tư nhân).Trong khi sự thất bại của phong trào Thiên An Môn đã củng cố sự chuyển đổi sang nền kinh tế tư bản, nó cũng củng cố sự cai trị Bonapartist của bộ máy nhà nước. Thực tế này là hoàn toàn bối rối cho những người theo chủ nghĩa tự do ngày nay. Chúng ta đã thấy trong phong trào, những trí thức tự do không đóng vai trò nghiêm túc, mà chỉ có giai cấp công nhân đưa ra một con đường phát triển tiếp theo. Điều này phản ánh thực tế là trong kỷ nguyên đế quốc, trong đó nền kinh tế thế giới bị chi phối bởi các cường quốc tư bản rất phát triển, không có không gian cũng như thời gian để một giai cấp tư sản độc lập và non trẻ tự xây dựng từ bên dưới và đấu tranh cho quyền lực. Như chúng ta đã thấy, các nhà tư bản Trung Quốc, là một sản phẩm của chính sách nhà nước, đến lượt nó là một sản phẩm và được truyền cảm hứng từ sự thống trị của tư bản phương Tây.Sau khi đấu tranh giành quyền lực (và mất đi một cách dứt khoát), những người theo chủ nghĩa tự do Trung Quốc không bao giờ có thể trở thành tiếng nói của giai cấp tư sản non trẻ ở Trung Quốc. Được hình thành bởi bộ máy quan liêu, các nhà tư bản Trung Quốc chưa bao giờ thực sự độc lập với nó. Ở một mức độ nhất định, họ chỉ đơn giản là một phần của nó, có được các công ty và hợp đồng của họ thông qua tham nhũng, hoặc là cựu quan chức, đồng thời là quan chức trong khi thúc đẩy các thành viên gia đình trở thành chủ sở hữu trực tiếp hoặc kết hôn với bộ máy quan liêu. Theo Christopher McNally và Teresa Wright tại China Left Review, “các nhà tư bản của Trung Quốc dường như ít quan tâm đến việc thúc đẩy cải cách chính trị một cách có hệ thống, mà thay vào đó dường như tìm cách hòa mình vào nhà nước đảng, do đó duy trì sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)... Các học giả đã phát hiện ra rằng một đặc điểm nổi bật: một sự không sẵn sàng nói chung để làm 'đu đưa con thuyền’ chính trị và gây áp lực cho một sự thay đổi chính trị có hệ thống. Thật vậy, hầu hết những người nắm giữ vốn tư nhân đều thể hiện sự quan tâm đáng chú ý khi làm việc với các đại lý và tổ chức của đảng.Tầng lớp tư bản non trẻ này đã bất lực trong việc chống lại sự thanh trừng của những người đại diện tự do của nó, diễn ra sau sự kiện Thiên An Môn. Những người được coi là ‘người theo chủ nghĩa tự do trong ĐCSTQ đã bị loại khỏi vị trí của họ. Sự tách biệt tương đối của ĐCSTQ “khỏi các vị trí quản lý kinh tế được thấy trong những năm 1980 đã bị đảo ngược. Hệ thống phân cấp của ĐCSTQ hiện đang đan xen sâu sắc với sự quản lý của các công ty. Đảng Cộng sản bây giờ tham gia sâu vào quản lý kinh doanh hơn bao giờ hết. Bí thư của một công ty lớn thường được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của công ty đó.” (Barry Naughton, op cit.)Điều này vẫn còn cho đến ngày nay, với sự bối rối và bực tức của những nhà tự do phương Tây, những người ngạo nghễ và ngây thơ cho rằng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc sẽ mang lại nền dân chủ tự do và tách rời nhà nước khỏi việc kinh doanh. Giai cấp tư sản Trung Quốc vẫn không thống trị nhà nước, như chúng ta có thể thấy với sự vắng mặt của cái gọi là ‘thượng tôn pháp luật” và sự bảo đảm đối với tài sản tư nhân. Các nhà tư bản Trung Quốc trở nên quá độc lập với nhà nước vẫn có thể bị bắt vì “tham nhũng” và bị tịch thu tài sản. Cho đến ngày nay, những người tự do phương Tây không thể hiểu làm thế nào Trung Quốc có thể trở thành tư bản và Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ quyền kiểm soát sâu sắc như vậy đối với kinh doanh.Câu trả lời cho câu hỏi này có thể được tìm thấy bằng cách hiểu những gì kinh nghiệm năm 1989 tiết lộ - rằng giai cấp tư sản Trung Quốc vẫn còn yếu và phụ thuộc vào nhà nước, và không quan tâm đến một cuộc cách mạng lật đổ ĐCSTQ. Một cuộc cách mạng mới của Trung Quốc chỉ có thể được thực hiện thành công bởi giai cấp công nhân. Tầng lớp lao động này bây giờ lớn hơn nhiều so với năm 1989. Trong những thập kỷ kể từ đó, nó đã học được cách chiến thắng các cuộc đình công và nó hiểu rằng máu và mồ hôi của chính nó là cơ sở cho sức mạnh hiện đại của Trung Quốc với tư cách là công trường của thế giới. Ngày nay, các sinh viên Trung Quốc đang thành lập các Hội Marxist và, không còn xa lánh các công nhân, họ đang mạo hiểm mạng sống của mình để giúp công nhân tổ chức. Lần tới khi hàng triệu người diễu hành qua đường phố Bắc Kinh và dựng rào chắn, các công nhân sẽ tự tin đứng hàng đầu, và không có lực lượng nào trên trái đất có thể ngăn cản họ.