CHỦ NGHĨA MARX VÀ SỰ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ (PHẦN I)

Chủ nghĩa Marx luôn đi đầu trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ngày 8 tháng 3 (Ngày Quốc tế Phụ nữ) là một ngày trọng đại đối với chúng tôi vì nó là biểu tượng cho cuộc đấu tranh của phụ nữ thuộc giai cấp công nhân nhằm chống lại chủ nghĩa tư bản, cũng như sự áp bức và phân biệt đối xử trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi phác họa lên những bước đầu tiên của chủ nghĩa Marx trong cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ, ý nghĩa của cuộc cách mạng thành công đầu tiên đối với việc giải phóng phụ nữ, điều kiện của phụ nữ dưới chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến và thế giới thứ ba và trả lời câu hỏi làm cách nào tốt nhất để loại bỏ bất bình đẳng giữa nam và nữ.


“Thay đổi tới tận gốc vị trí của người phụ nữ chỉ có thể nếu tất cả những điều kiện của xã hội, gia đình và sự tồn tại của gia đình thay đổi.” (Trotsky, Phụ nữ và Gia đình, trang 45)

Chủ nghĩa tư bản đang bế tắc. Cuộc khủng hoảng trên quy mô thế giới của chủ nghĩa tư bản đè nặng lên vai mọi người, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên. Ngay ở thế kỷ 19, Marx đã chỉ ra xu hướng của chủ nghĩa tư bản tạo ra siêu lợi nhuận nhờ việc bóc lột phụ nữ và trẻ em. Trong tập đầu tiên của Tư bản, Marx viết:

“Lao động của phụ nữ và trẻ em, do đó, là điều đầu tiên được tìm kiếm bởi các nhà tư bản sử dụng máy móc. Sự thay thế mạnh mẽ lao động và người lao động như vậy đã ngay tức khắc thay đổi thành một phương tiện cho sự gia tăng số lượng lao động tiền lương bằng cách thu nạp, dưới sự thống trị trực tiếp của tư bản, mọi thành viên trong gia đình công nhân, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Công việc bắt buộc đối với nhà tư bản là chiếm đoạt, không chỉ cả con nít, mà cả lao động không trả lương tại nhà trong giới hạn vừa phải để hỗ trợ gia đình.” (K. Marx, Tư bản, tập 1. trang 394-5.)

Ở các nước tư bản tiên tiến, sự thay đổi về phương thức sản xuất thay đổi và nỗ lực không ngừng tăng cường lợi nhuận của các nhà tư bản đã dẫn đến ngày càng tăng việc làm cho phụ nữ và thanh niên, những người là đối tượng cho sự khai thác tồi tệ nhất, làm việc với tiền lương thấp và điều kiện xấu, bị hạn chế hoặc tước quyền lợi. Chỉ riêng ở Mỹ, khoảng 40 triệu phụ nữ đã tham gia lực lượng lao động trong 50 năm qua; ở châu u là khoảng 30 triệu. Năm 1950, chỉ khoảng một phần ba phụ nữ Mỹ trong độ tuổi lao động có việc làm được trả lương; năm ngoái tỷ lệ này là gần ba phần tư. Tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ, theo các nhà thống kê, 99% phụ nữ Mỹ sẽ làm việc để được nhận lương. Việc làm cho phụ nữ, bản thân nó là một sự phát triển tiến bộ. Đó là điều kiện tiên quyết để giải phóng phụ nữ khỏi giới hạn chật hẹp của ngôi nhà và gia đình tư sản, của sự phát triển toàn diện và tự do của họ như một con người thực sự và một phần của xã hội.

Nhưng hệ thống tư bản coi phụ nữ chỉ là một nguồn thuận tiện của lao động giá rẻ hay một phần của “đội quân lao động dự trữ” sẽ được rút ra khi thiếu lao động trong một số lĩnh vực sản xuất nhất định, và một lần nữa bị loại bỏ khi nhu cầu biến mất. Chúng ta đã chứng kiến điều đó trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, khi phụ nữ được đưa vào các nhà máy để thay thế những người đàn ông được gọi nhập ngũ để rồi sau đó được gửi trở lại nhà khi chiến tranh kết thúc. Phụ nữ một lần nữa được khuyến khích vào nơi làm việc trong thời kỳ tư bản bùng nổ những năm 1950 và 1960, khi vai trò của họ tương tự như của những người lao động nhập cư - như một kho chứa lao động giá rẻ. Trong thời gian gần đây, số lượng công nhân nữ đã tăng lên để lấp đầy những khoảng trống trong quá trình sản xuất. Nhưng, bất chấp tất cả các cuộc nói chuyện về một “thế giới của phụ nữ” và “sức mạnh của con gái”, và bất chấp tất cả các luật định được cho là đảm bảo sự bình đẳng, những công nhân nữ vẫn là bộ phận bị bóc lột và áp bức nhất của giai cấp vô sản.

Trước đây, phụ nữ bị xã hội có giai cấp áp đặt phải xa lánh chính trị, không được tổ chức và, trên hết, thụ động, từ đó cung cấp một cơ sở xã hội cho sự phản động. Giai cấp tư sản, lợi dụng những gì được cung cấp bởi Giáo hội và báo chí (tạp chí “Của phụ nữ” v.v.) dựa trên nó để duy trì quyền lực cho mình. Nhưng tình trạng này đang thay đổi với sự thay đổi về vai trò của phụ nữ trong xã hội. Không còn nữa việc chị em, ít nhất là ở các nước tư bản tiên tiến, bằng lòng gò bó mình trong sự thờ ơ và phục tùng một cách thụ động với vai trò truyền thống của “Kirche, Kücher và Kinder” (Nhà thờ, Căn bếp và Con trẻ). Đây là một hiện tượng rất tiến bộ, tiềm năng mang tầm quan trọng cho tương lai. Theo cùng một cách mà giai cấp tư sản trước đây đã mất đi phần lớn khối lượng dự trữ xã hội phản động trong giai cấp nông dân Hoa Kỳ, Nhật Bản và Tây u, theo đó phụ nữ không còn là một dự trữ của sự lạc hậu và phản động như trong quá khứ. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, với các cuộc tấn công thường trực vào phụ nữ và gia đình, sẽ khiến cho các tầng lớp phụ nữ rộng lớn ngày càng cấp tiến hơn và thúc đẩy họ hướng về cách mạng. Do đó là một điều quan trọng để những người theo chủ nghĩa Marx hiểu được tiềm năng cách mạng to lớn của phụ nữ và thực hiện các bước cần thiết để tranh thủ họ.

Phụ nữ có khả năng cách mạng hơn nhiều so với đàn ông bởi họ tươi tắn và không bị vấy bẩn bởi nhiều năm của thói quen bảo thủ thứ thường đặc trưng cho công đoàn “bình thường” hiện nay. Bất cứ ai đã chứng kiến ​​một cuộc đình công của phụ nữ đều có thể làm chứng cho sự quyết tâm và lòng can đảm to lớn của họ. Nhiệm vụ của những người Marxist là hỗ trợ mọi biện pháp để khuyến khích phụ nữ tham gia và góp phần vào các công đoàn, với quyền bình đẳng và trách nhiệm như nhau.

Quốc tế thứ nhất

Vấn đề phụ nữ luôn chiếm một vị trí trung tâm trong lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa Marx. Quốc tế thứ nhất rất coi trọng cuộc đấu tranh cho cải cách. Sau đây là bảng khảo sát về điều kiện làm việc, được viết bởi Marx vào cuối tháng 8 năm 1866, được gửi bởi Hội đồng chung tới tất cả các chi nhánh:

1. Ngành nghề, tên.
2. Tuổi và giới tính của người làm công.
3. Số lượng người được tuyển dụng.
4. Tiền lương và tiền công; (a) người học việc; (b) tiền lương theo ngày hay theo sản phẩm; mức trả cho trung gian. Trung bình theo tuần, theo năm.
5. (a) Giờ làm việc trong các nhà máy. (b) Giờ làm việc với các tiểu chủ và trong công việc nhà, nếu việc kinh doanh được tiến hành theo các chế độ khác nhau. (c) Làm việc ban đêm và làm việc ban ngày.
6. Bữa ăn và chăm sóc y tế.
7. Sắp xếp nhà xưởng và công việc “không gian chật chội, thông gió kém, cần ánh sáng mặt trời, sử dụng đèn khí. vệ sinh, v.v.”
8. Bản chất của công việc.
9. Hiệu quả công việc theo điều kiện vật chất.
10. Điều kiện đạo đức. Sự giáo dục.
11. Tình trạng thương mại: cho dù là giao dịch theo mùa, hoặc phân phối đồng đều hơn hoặc ít hơn trong năm, cho dù có biến động lớn, cho dù có tiếp xúc với cạnh tranh nước ngoài, cho dù chủ yếu là nhà của sự cạnh tranh nước ngoài, v.v.

Marx đã viết trong chương thứ ba “Giới hạn của ngày làm việc”:

“Một điều kiện sơ khởi, điều mà thiếu một nỗ lực đầy đủ để cải thiện và giải phóng tất dẫn đến thất bại, đó là giới hạn của ngày làm việc.
“Cần phải phục hồi sức khỏe và năng lượng thể chất của giai cấp công nhân, đó là cơ thể vĩ đại của mọi quốc gia, thêm nữa phải bảo đảm cho họ khả năng phát triển trí tuệ, giao tiếp xã hội, hành động chính trị xã hội.” ( Biên bản của Hội đồng chung quốc tế đầu tiên 1864-1866 , trang 342-3.)

Họ đề xuất tám giờ làm việc làm giới hạn pháp lý cho ngày làm việc. Làm việc ban đêm được cho phép chỉ cá biệt trong các ngành nghề hoặc nhánh ngành nghề được định rõ bởi pháp luật. Xu hướng chung phải là bãi bỏ tất cả các công việc làm đêm. Tài liệu này viết:

“Đoạn này chỉ đề cập đến người trưởng thành, nam hay nữ, sau nữa, dù thế nào loại trừ nghiêm ngặt khỏi tất cả các công việc ban đêm, tất cả các công việc gây tổn hại đến sự tế nhị về mặt giới tính, hoặc phơi nhiễm cơ thể của họ với chất độc hại hoặc bị nhiễm độc gián tiếp. Bởi người trưởng thành như chúng tôi hiểu là tất cả những ai từ 18 tuổi trở nên.” (Nguồn trên, Trang 343.)

Ít ai biết rằng Eleanor, con gái của Marx đóng vai trò tích cực khi làm việc giữa các nữ công nhân trong “các ngành nghề cực kỳ nặng nhọc”(sweated trades) ở East End của London. Trong một bài viết trên báo về Mồ hôi trong trụ sở đánh máy, trong đó cô ấy đã đề xuất về một công đoàn nên được thành lập bởi cả những người đánh máy tại nhà và ở nhà kinh doanh nơi mà, như cô ấy đã viết, “nếu bạn muốn sống bằng sức lao động của mình, bạn phải làm việc với áp lực cao và nhiều giờ hơn tám giờ một ngày.” (Yvonne Kapp, Eleanor Marx, Những năm tháng bức bối, 1884-98 , Tr. 364) Những dòng này có liên quan đến như thế nào tới một trăm năm sau!

Một bước ngoặt quan trọng là cuộc đình công của các cô gái làm diêm ở London vào năm 1888, đó là khi bộ phận công nhân bị bóc lột và chà đạp nhất này nổi dậy chống lại những kẻ áp bức họ. Tại nhà máy ở Bow trong East End, lực lượng lao động hoàn toàn bao gồm phụ nữ, từ những cô bé 13 tuổi đến những bà mẹ của các gia đình đông con. Những điều kiện man rợ ở đó tương tự như những gì công nhân có trong Thế giới thứ ba phải trải qua bây giờ. Việc sử dụng phốt pho trắng để làm diêm gây ra căn bệnh khủng khiếp, sự ăn mòn xương hàm do phải ăn thức ăn trong bầu không khí ô nhiễm của xưởng. Tiền lương tệ hại càng trở nên tồi tệ hơn bởi hệ thống cúp phạt hết sức bất công, thường được áp dụng cho các lỗi nhỏ nhất, gây ra bởi sự mệt mỏi. Nhờ đó mà, các cổ đông đã nhận được cổ tức lên tới 22%.

Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, vào tháng 7 năm 1888, 672 phụ nữ đã đình công. Trong hai tuần, nhờ sự hỗ trợ của các công đoàn và một chiến dịch huy động công khai điều đã thu về số tiền đáng kể là 400 bảng, chị em đã giành được những nhượng bộ to lớn. Kết quả là, những người phụ nữ không có kỹ năng này đã được tổ chức thành Liên hiệp những người làm diêm - hiệp hội lớn nhất gồm có phụ nữ và trẻ em gái ở Anh. Đây là một bước tiến khổng lồ trong sự bùng nổ của “Chủ nghĩa công đoàn mới” ở Anh khi lần đầu tiên, giai cấp vô sản không có kỹ năng được tổ chức thành các công đoàn. Điều này chỉ ra những bài học quan trọng cho thời kỳ hiện tại, bởi ở thời điểm đó, 100 năm về trước, một số lượng lớn lao động không có kỹ năng và tay nghề thấp không được tổ chức, và tỷ lệ không nhỏ trong số này là phụ nữ.

Những người Bolshevik và phụ nữ

Những người Bolshevik luôn đặt vấn đề công tác cách mạng trong công nhân nữ rất nghiêm túc. Đặc biệt là Lenin, người đã gắn một tầm quan trọng to lớn cho vấn đề này, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng bùng nổ từ năm 1912-14, và trong Thế chiến thứ nhất. Cùng thời gian này ngày Quốc tế Phụ nữ (mùng 8 tháng 3) bắt đầu được tổ chức với những cuộc biểu tình của quần chúng công nhân. Không phải ngẫu nhiên mà cách mạng tháng Hai (tháng 3, theo lịch mới) sinh ra từ những xáo trộn xung quanh Ngày Phụ nữ, khi phụ nữ biểu tình chống lại Chiến tranh và chi phí sinh hoạt cao.

Đảng Dân chủ Xã hội đã bắt đầu làm việc một cách kiên định giữa các nữ công nhân trong giai đoạn 1912-14. Lễ mít tinh đầu tiên ở Nga nhân ngày Quốc tế Phụ nữ đã được những người Bolshevik tổ chức vào năm 1913. Cùng năm đó, Pravda bắt đầu thường xuyên xuất bản một trang dành cho những vấn đề mà phụ nữ phải đối mặt. Những người Bolshevik đã ra mắt một tờ báo phụ nữ, Rabotnitsa (Công nhân nữ), vào năm 1914, với số đầu tiên ra mắt vào đúng Ngày Quốc tế Phụ nữ, khi đảng tổ chức lại các cuộc biểu tình. Tờ báo đã bị đàn áp vào tháng Bảy cùng với phần còn lại của báo chí công nhân. Báo chí Bolshevik đã được hỗ trợ tài chính bởi các nữ công nhân nhà máy và được họ phân phối tại nơi làm việc. Nó báo cáo về tình trạng và cuộc đấu tranh của các công nhân nữ ở Nga cũng như nước ngoài, khuyến khích phụ nữ tham gia đấu tranh với đồng nghiệp nam của họ. Nó kêu gọi họ từ chối phong trào phụ nữ do phụ nữ tư sản khởi xướng sau cuộc cách mạng năm 1905.

Công tác cách mạng dân chủ xã hội ở Nga trong Thế chiến thứ nhất phải đối mặt với những khó khăn to lớn. Đảng và các đoàn thể là bất hợp pháp. Nhưng đến năm 1915, phong trào đã hồi phục từ những trận đòn mà nó phải nhận trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến. Một lĩnh vực mà nó bắt đầu đạt được những thành tựu quan trọng là phụ nữ, những người đang bị cuốn vào lực lượng lao động công nghiệp với số lượng lớn. Khi chiến tranh bùng nổ, phụ nữ đã chiếm khoảng một phần ba số công nhân công nghiệp, và một phần lớn hơn trong ngành dệt may. Điều này thậm chí còn tăng hơn nữa trong chiến tranh khi những người đàn ông được huy động cho nghĩa vụ quân sự. Cùng với đó, tình hình của phụ nữ đã trở nên tồi tệ hơn trong chiến tranh khi nhiều người trở thành chỗ dựa duy nhất của gia đình và nhu yếu phẩm thì ngày một khan hiếm và đắt đỏ hơn.

Khi đó Đảng Bolshevik vẫn cấu thành chủ yếu bởi nam giới (tại Đại hội lần thứ sáu của Bolshevik vào tháng 8 năm 1917, phụ nữ chiếm khoảng 6% trong số các đại biểu), việc tuyển mộ các công nhân nữ với số lượng đáng kể bắt đầu từ năm 1912-14. Đoạn trích dưới đây là từ một tờ rơi có tựa đề: Phụ nữ lao động ở Kiev , được những người Bolshevik phân phát ở Kiev, Ukraine vào ngày 8 tháng 3 (Ngày Quốc tế Phụ nữ), 1915. Tờ rơi cho chúng ta biết về cách những người Bolshevik đặt vấn đề trong sự khích động công khai của họ. Lời kêu gọi của họ đã liên kết sự áp bức phụ nữ với sự đau khổ của nam công nhân, và với một chương trình giải phóng cho tất cả công nhân:

“Đáng thương thay cho nhiều công nhân, nhất là chị em phụ nữ còn tồi tệ hơn nhiều. Trong nhà máy, trong công xưởng, chị em làm việc cho một ông chủ tư bản, còn ở nhà là cho gia đình.

“Hàng ngàn phụ nữ phải bán sức lao động của mình cho tư bản, hàng ngàn người cơ cực bởi làm thuê làm mướn, hàng ngàn và hàng trăm ngàn phải chịu đựng sự áp chế từ gia đình và xã hội. Và đối với đại đa số lao động nữ thì nó được xem như là lẽ dĩ nhiên. Nhưng có thật là người lao động nữ không thể hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, và số mệnh đó đã trói buộc cô ấy khiến cả cuộc đời chỉ có làm việc và làm việc, chẳng nghỉ ngơi bất kể ngày đêm?

“Các đồng chí, những chị em công nhân! Những người đàn ông đồng hành cùng chúng ta. Số phận của họ và của chúng ta là một. Nữa là từ lâu họ đã tìm thấy con đường duy nhất để tới một cuộc sống tốt đẹp hơn - con đường đấu tranh có tổ chức của lao động đối với tư bản, con đường đấu tranh chống lại tất cả sự áp bức, xấu xa và bạo lực. Các chị em công nhân, không có con đường nào khác cho chúng ta. Lợi ích của công nhân nam cũng như nữ là bình đẳng, và là một. Chỉ trong một cuộc đấu tranh thống nhất cùng với các công nhân nam, trong sự tham gia các tổ chức của công nhân - trong Đảng Dân chủ Xã hội, các công đoàn, các câu lạc bộ công nhân và các hợp tác xã - chúng ta sẽ có được quyền lợi của mình và giành lấy được một cuộc sống tốt hơn.” (Cuộc đấu tranh của Lenin cho một quốc tế cách mạng , trang 268.)

Phụ nữ sau tháng mười

Thời Sa hoàng, phụ nữ Nga là nô lệ hợp pháp cho chồng của họ như theo luật Sa hoàng:

Trích dẫn

“Người vợ được giữ để vâng lời chồng, người chủ của gia đình, ở bên anh ta trong tình yêu, sự tôn trọng, sự phục tùng không giới hạn, cho anh ta mọi sự ủng hộ, và cho anh ta thấy mọi tình yêu thương, như một bà nội trợ.”

Chương trình của Đảng Cộng sản năm 1919 tuyên bố:

“Nhiệm vụ của đảng lúc này chủ yếu là làm việc trong lĩnh vực tư tưởng và giáo dục để tiêu diệt hoàn toàn mọi dấu vết của sự bất bình đẳng hoặc định kiến ​​trước đây, đặc biệt là trong các tầng lớp lạc hậu của giai cấp vô sản và nông dân. Quyền bình đẳng của phụ nữ không tự giới hạn ở hình thức, đảng ráng sức giải phóng họ khỏi gánh nặng vật chất của công việc nhà lỗi thời bằng cách thay thế nó bởi nhà ở công cộng, nhà ăn công cộng, trung tâm giặt ủi, nhà trẻ v.v…”

Tuy nhiên, khả năng thực hiện chương trình này phụ thuộc vào mức sống chung và văn hóa xã hội, như Trotsky đã giải thích trong bài viết của ông “Từ gia đình cũ đến mới”, đăng trên Pravda vào ngày 13 tháng 7 năm 1923:

Cuộc cách mạng Bolshevik đặt nền tảng cho sự giải phóng xã hội với phụ nữ, và mặc dù chính sách phản cách mạng Stalinít thể hiện một sự thụt lùi phần nào, nhưng không thể phủ nhận rằng phụ nữ ở Liên Xô đã có những bước tiến khổng lồ trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng. Phụ nữ không còn nghĩa vụ phải sống với chồng hoặc đi cùng nếu việc thay đổi công việc đồng nghĩa với việc chuyển nhà. Họ được trao quyền bình đẳng làm chủ gia đình và được trả công bằng nhau. Vai trò sinh con của phụ nữ đã được chú ý và luật thai sản đặc biệt đã được đưa ra, cấm làm việc nhiều giờ và ban đêm và chế độ nghỉ có lương khi sinh con, trợ cấp gia đình và các trung tâm chăm sóc trẻ em đã được thiết lập. Phá thai được hợp pháp hóa vào năm 1920, ly hôn được đơn giản hóa và đăng ký kết hôn dân sự được đưa ra. Khái niệm trẻ em ngoài giá thú cũng bị bãi bỏ.

Những tiến bộ về vật chất đã được thực hiện để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia đầy đủ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế và chính trị - cung cấp bữa ăn miễn phí ở trường, sữa cho trẻ em, trợ cấp thực phẩm và vải đặc biệt cho trẻ em có nhu cầu, trung tâm tư vấn thai sản, nhà hộ sinh , Nhà trông giữ trẻ tạm thời (Creches) và nhiều cơ sở khác.
Trong “Cuộc cách mạng bị phản bội”, Trotsky viết:

“Cuộc cách mạng tháng Mười đã trung thực giữ lời hứa của mình đối với phụ nữ. Chính phủ non trẻ không những trao cho chị em tất cả những quyền chính trị và pháp lý bình đẳng với đàn ông, mà, điều quan trọng hơn, đã làm tất cả những gì có thể, và trong mọi trường hợp còn hơn hẳn bất kỳ chính phủ nào khác đã từng làm, sự bảo đảm về quyền tiếp cận của chị em với tất cả các hình thức công việc từ kinh tế tới văn hóa. Tuy nhiên, cuộc cách mạng táo bạo nhất, giống như nghị viện Anh 'toàn năng', cũng không thể biến một phụ nữ thành đàn ông - hay nói đúng hơn là không thể chia đều giữa họ những gánh nặng của việc mang thai, sinh nở, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em. Cuộc cách mạng đã nỗ lực anh dũng để đập tan cái gọi là tổ ấm gia đình - cái tổ chức thủ cựu, ngột ngạt và trì trệ trong đó người phụ nữ của những tầng lớp cần lao phải làm việc từ nhỏ cho đến khi qua đời. Vị trí của gia đình như một cái xưởng nhỏ khép kín đã bị thay thế bởi một hệ thống hoàn thiện về chăm sóc xã hội và nhà ở: nhà hộ sinh, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học, nhà ăn xã hội, nhà giặt xã hội, trạm cứu thương, bệnh viện, nhà vệ sinh, tổ chức thể thao, rạp chiếu phim, v.v ... Sự hấp thụ hoàn toàn các chức năng của công việc nhà bởi các tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa, đoàn kết tất cả các thế hệ trong sự xã hội hóa và tương trợ lẫn nhau, nhằm mang lại cho phụ nữ, và cũng theo đó các cặp vợ chồng yêu thương nhau, một sự giải thoát thực sự khỏi những kiết sử ngàn năm.”(Trotsky,Cuộc cách mạng bị phản bội, Tr. 144.)

Quốc tế cộng sản

Quốc tế Cộng sản (CI), theo truyền thống của Đảng Bonshevik, rất coi trọng công tác phụ nữ và đã chỉ thị cho các Đảng Cộng sản như sau:

“mở rộng ảnh hưởng của họ đến các tầng lớp rộng rãi dân số nữ bằng cách tổ chức các bộ máy đặc biệt trong Đảng và thiết lập các phương pháp đặc biệt để tiếp cận phụ nữ, với mục đích giải phóng họ khỏi ảnh hưởng của tầm nhìn tư sản hoặc ảnh hưởng của các bên thỏa hiệp, và giáo dục họ trở thành những người đấu tranh kiên quyết cho Chủ nghĩa Cộng sản và theo đó là cho sự phát triển toàn diện của phụ nữ.”

Bằng cách thiết lập “bộ máy đặc biệt” cho mục đích làm việc giữa chị em, CI không bao giờ nghĩ tới các tổ chức riêng biệt cho phụ nữ. Một ý tưởng như vậy sẽ là đáng ghê tởm như ý tưởng về các tổ chức cách mạng riêng biệt cho các dân tộc bị áp bức, người Do Thái, người da đen, v.v...-- một thứ mà Lenin và Trotsky luôn luôn chiến đấu để chống lại. Trên thực tế, các luận điểm nêu rõ rằng

“Đại hội lần thứ ba của Quốc tế Cộng sản kiên quyết phản đối bất kỳ loại hiệp hội phụ nữ riêng biệt nào trong các Đảng và công đoàn hoặc các tổ chức phụ nữ đặc biệt” ( Luận văn, Nghị quyết và Tuyên ngôn của Bốn Đại hội đầu tiên của Quốc tế thứ ba, trang 217.)


Những gì họ có trong tâm trí là sự cần thiết của những nhóm đặc biệt của các đồng chí có chuyên môn và kỹ năng trong loại hình công việc này, đáp ứng các nhiệm vụ kỹ thuật như phát hành tài liệu tuyên truyền, áp phích, v.v... hay nói chung là để tổ chức công việc này. Cũng phải rõ ràng rằng các nhóm như vậy không nên hoạt động riêng lẻ mà dưới sự kiểm soát của các cơ quan dân cử bình thường của Đảng. Mục đích chính của công việc này được chỉ định là:

1. Để giáo dục phụ nữ trong các ý tưởng Cộng sản và đưa họ vào hàng ngũ của Đảng;
2. Để chống lại những định kiến ​​đối với phụ nữ trong quần chúng vô sản nam, và tăng cường nhận thức của những người đàn ông và phụ nữ công nhân rằng họ có lợi ích chung;
3. Tăng cường ý chí của chị em công nhân bằng cách vận động họ vào mọi hình thức và kiểu đấu tranh dân sự, khuyến khích phụ nữ ở các nước tư sản tham gia vào cuộc đấu tranh chống bóc lột tư bản, trong hành động quần chúng chống lại chi phí sinh hoạt cao, chống lại tình trạng thiếu nhà ở, thất nghiệp và xung quanh các vấn đề xã hội khác, với phụ nữ ở các nước cộng hòa Xô viết là tham gia vào việc hình thành nhân cách người Cộng sản và lối sống Cộng sản;
4. Để đưa vào chương trình nghị sự của Đảng, đưa vào những câu hỏi đề xuất lập pháp liên quan trực tiếp đến việc giải phóng phụ nữ, xác nhận sự giải phóng của họ, bảo vệ lợi ích của họ với tư cách là những người sinh con;
5. Tiến hành một cuộc đấu tranh với kế hoạch rõ ràng nhằm chống lại sức mạnh của truyền thống, lề lối tư sản và tư tưởng tôn giáo, dọn đường cho mối quan hệ lành mạnh và hài hòa hơn giữa hai giới, đảm bảo sức khỏe thể chất và đạo đức của người lao động. (Nguồn trên, Tr 218.)

CI dưới thời Lenin và Trotsky sẽ không bao giờ chấp nhận một thái độ cẩu thả hay tùy tiện đối với lĩnh vực công tác quan trọng này. Đại hội lần thứ ba của CI tuyên bố rằng không có sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng phụ nữ vô sản và bán vô sản, giai cấp vô sản không thể nắm quyền lực hay thực hiện được chủ nghĩa cộng sản.

“Đồng thời, Đại hội một lần nữa nhấn mạnh với tất cả chị em rằng không có sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản thì tất cả những kế hoạch hướng tới sự giải phóng phụ nữ, việc công nhận quyền con người bình đẳng của phụ nữ và sự giải phóng thực sự của họ đã không thể giành chiến thắng trong thực tế.” (Cùng nguồn, Trang 213-4.)

Do đó, ngay từ đầu, CI dưới thời Lenin và Trotsky đã lý giải vai trò trung tâm của vấn đề phụ nữ, song vẫn: a) tiếp cận nó hoàn toàn từ quan điểm cách mạng và giai cấp và b) giải thích rằng sự giải phóng thực sự của phụ nữ chỉ có thể đạt được dưới chủ nghĩa xã hội. CI nhấn mạnh sự cần thiết phải tích hợp công tác phụ nữ vào trong công tác Đảng nói chung và không tách biệt nó thành một thứ gì đó riêng biệt:

"Để tăng cường tình đồng chí giữa nữ và nam lao động, không tổ chức các khóa học và trường học đặc biệt cho phụ nữ Cộng sản, ngoài ra tất cả các trường Đảng nói chung cần phải bao gồm một khóa học về phương pháp công tác với phụ nữ." (Cùng nguồn, Trang 227.)

Tại Đại hội lần thứ tư - Đại hội cuối cùng của CI mà Lenin thực sự tham gia - một bảng tóm lược ngắn gọn đã được rút ra, trong đó chỉ ra tầm quan trọng to lớn của công việc này đối với một Quốc tế cách mạng (và đặc biệt có một đề cập tới về vấn đề phụ nữ lạc hậu ở các nước thuộc địa phương Đông), ngoài ra cũng nói rõ ràng rằng công tác này đã không được chú trọng bởi một số phần:

“Sự cần thiết và giá trị của các tổ chức đặc biệt đối với công tác Cộng sản giữa phụ nữ hơn nữa được chứng minh bằng hoạt động của Ban Thư ký Phụ nữ phương Đông, đã thực hiện công việc quan trọng và thành công trong điều kiện mới và tuyệt vời. Đáng tiếc, Đại hội Thế giới lần thứ tư của Quốc tế Cộng sản phải thừa nhận rằng một số bộ phận đã hoàn toàn thất bại hoặc chỉ hoàn thành một phần, trách nhiệm của họ trong việc hỗ trợ nhất quán cho công tác Cộng sản giữa phụ nữ. Cho đến nay, họ đã thất bại trong việc áp dụng các biện pháp tổ chức cho phụ nữ Cộng sản trong Đảng, hoặc thất bại trong việc thành lập các tổ chức Đảng quan trọng cho công tác giữa quần chúng phụ nữ và thiết lập sự liên kết với chúng.

“Đại hội lần thứ tư nhấn mạnh một cách khẩn thiết rằng các đảng liên quan phải bù đắp tất cả những thiếu sót này càng nhanh càng tốt. Mọi bộ phận của Quốc tế Cộng sản được kêu gọi làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy công tác Cộng sản giữa phụ nữ, vì tầm quan trọng của việc này. Mặt trận thống nhất vô sản không thể được thực hiện mà không có sự tham gia tích cực và có hiểu biết của phụ nữ. Trong một số điều kiện nhất định, nếu có sự liên kết chính xác và chặt chẽ giữa các đảng Cộng sản và phụ nữ lao động, phụ nữ có thể trở thành tiên phong cho mặt trận thống nhất vô sản và của các phong trào cách mạng quần chúng.” (Nguồn trên, Trang 326.)

Vai trò của chủ nghĩa Stalin

Fourier, nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại người Pháp, đã sáng suốt khi nói rằng vị trí của phụ nữ là sự thể hiện rõ ràng nhất về bản chất thực sự của một chế độ xã hội. Trong khi cuộc cách mạng Bolshevik giải phóng phụ nữ, cuộc phản cách mạng của Stalin đã dẫn đến sự đảo ngược mạnh mẽ chính sách đối với phụ nữ và gia đình. Nhiều lợi ích của cách mạng đã bị bãi bỏ. Phá thai trở thành bất hợp pháp và ly hôn ngày càng khó khăn hơn cho đến khi nó trở thành một thủ tục tòa án đắt tiền. Gái mại dâm bị bỏ tù, trong khi chính sách lúc đầu của Bolshevik là chỉ bắt giữ các chủ nhà thổ, công khai những người đàn ông mua dâm và đào tạo nghề tự nguyện cho gái mại dâm. Giờ làm việc của các trung tâm chăm sóc ban ngày đã bị cắt giảm trùng với giờ của ngày làm việc. Và trẻ em nữ được dạy các môn học đặc biệt trong các trường học để chuẩn bị cho chúng vai trò là các bà mẹ và bà nội trợ.

Năm 1938, Trotsky đã mô tả tình huống này bằng các từ sau:

“Vị trí của người phụ nữ là biểu thị sống động và đanh thép nhất để đánh giá một chế độ xã hội và chính sách của nhà nước. Cuộc cách mạng tháng Mười khắc trên biểu ngữ của nó về sự giải phóng con người và tạo ra luật pháp tiến bộ nhất trong lịch sử về hôn nhân và gia đình. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là “cuộc sống hạnh phúc” ngay lập tức được dành cho phụ nữ Liên Xô. Sự giải phóng thật sự cho phụ nữ sẽ là không tưởng nếu không có sự phát triển chung về kinh tế và văn hóa, không có sự phá hủy đơn vị gia đình kinh tế tiểu tư sản, không có sự khởi đầu của sửa soạn bữa ăn và giáo dục được xã hội hóa. Trong lúc ấy, được dẫn dắt bởi bản năng bảo thủ của mình, bộ máy quan liêu đã réo chuông ầm ĩ về sự ‘tan rã’ của gia đình. Nó bắt đầu ngân lên sự tán tụng cho bữa tối gia đình và giặt ủi tại nhà, dù đó là nô lệ gia đình với phụ nữ. Để phủ nhận tất cả, bộ máy quan liêu đã khôi phục hình phạt hình sự cho phá thai, chính thức đưa phụ nữ trở lại tình trạng của những bầy động vật. Mâu thuẫn hoàn toàn với ABC về Chủ nghĩa Cộng sản, giai cấp cầm quyền đã khôi phục hạt nhân phản động và thối nát nhất của hệ thống giai cấp, tức là gia đình tiểu tư sản.” (Trotsky, Các bài viết (1937-38), Tr. 170.)

Mặc dù sau cái chết của Stalin vào năm 1953, một số cải cách đã được khôi phục, chẳng hạn như phá thai hợp pháp, vị trí của phụ nữ ở Liên Xô không bao giờ lấy lại được những gì dưới thời Lenin và Trotsky. Mặc dầu vậy họ vẫn được hưởng nhiều lợi thế hơn so với phụ nữ ở phương Tây. Sự tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh có thể thực hiện được nhờ nền kinh tế kế hoạch được quốc hữu hóa cho phép sự cải thiện chung: nghỉ hưu ở tuổi 55, không phân biệt đối xử trong việc làm và quyền của phụ nữ mang thai được chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn, với chế độ nghỉ thai sản được trả lương đầy đủ 56 ngày trước và 56 ngày sau khi sinh con. Luật mới năm 1970 bãi bỏ công việc ban đêm và công việc ngầm cho phụ nữ. Số phụ nữ trong giáo dục đại học tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng số đã tăng từ 28% vào năm 1927, lên 43% vào năm 1960, lên 49% vào năm 1970. Các quốc gia khác trên thế giới nơi mà phụ nữ chiếm hơn 40% tổng số giáo dục đại học chỉ có Phần Lan, Pháp và Hoa Kỳ.

Có những cải tiến trong chăm sóc mẫu giáo cho trẻ em: năm 1960 có 500.000 địa điểm, nhưng đến năm 1971, con số này đã tăng lên hơn năm triệu. Những tiến bộ to lớn của nền kinh tế kế hoạch, với những cải thiện về chăm sóc sức khỏe, đã được phản ánh trong việc tăng gấp đôi tuổi thọ của phụ nữ lên 74 và giảm 90% tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Năm 1975, phụ nữ làm việc trong ngành giáo dục đã tăng tới 73%. Năm 1959, một phần ba phụ nữ lành nghề trong khi 70% lực lượng lao động là phụ nữ, nhưng đến năm 1970, con số này đã tăng lên 55%. Đến thời điểm này, 98% y tá là phụ nữ, cũng như 75% giáo viên, 95% thủ thư và 75% bác sĩ. Năm 1950 có 600 nữ bác sĩ nghiên cứu khoa học, nhưng đến năm 1984, nó đã tăng lên 5.600!

Tư bản phản cách mạng

Phong chuyển mình hướng tới chủ nghĩa tư bản đã nhanh chóng đảo ngược lợi ích của quá khứ, đẩy phụ nữ trở lại một vị trí của sự nô lệ khốn khổ trong cái tên đạo đức giả của ‘gia đình’. Phần lớn nhất của gánh nặng khủng hoảng đang được đặt lên vai phụ nữ. Phụ nữ là những người đầu tiên bị sa thải, để tránh phải trả những khoản phúc lợi xã hội, cũng như phúc lợi cho trẻ em và việc thai sản. Với thực tế là phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động ở Nga vài năm trước và 90% phụ nữ làm việc, sự gia tăng thất nghiệp có nghĩa là hơn 70% lao động thất nghiệp của Nga hiện là phụ nữ. Ở một số vùng, con số này là 90%.

Sự sụp đổ của các dịch vụ xã hội và thất nghiệp gia tăng có nghĩa là tất cả các lợi ích của nền kinh tế kế hoạch cho phụ nữ đang bị xóa sổ một cách có hệ thống. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên sẽ khiến nhiều người nghèo ở Nga hơn ở phương Tây vì nhiều lợi ích được cung cấp trực tiếp tại nơi làm việc:

“Thất nghiệp vẫn mang theo sự kỳ thị sâu sắc ở Nga. Chỉ đến năm 1991, nó mới không còn là tội ác. Không có việc làm, nghèo đói tuyệt đối thành nguy cơ. Các khoản trợ cấp thất nghiệp được liên kết với mức lương tối thiểu là 14.620 rúp một tháng, một phần ba mức sinh hoạt chính thức và khoảng một phần bảy mức lương trung bình. hầu hết các dịch vụ xã hội cơ bản - như y tế, trường học và giao thông được cung cấp bởi các công ty chứ không phải chính quyền địa phương, và do đó chỉ dành cho những người đang làm việc”

- Báo cáo của The economist (11/12/1993).

Theo chế độ trước đó, phụ nữ nhận được 70 phần trăm tiền lương của nam giới. Con số hiện nay là 40%. Duy trì một gia đình với một lương đã đủ khó khăn trong thời Liên Xô cũ. Bây giờ, với sự gia tăng mạnh mẽ của nghèo đói, điều đó là gần như không thể. Vì vậy, phụ nữ trở thành nạn nhân chính của chế độ phản động này. Hoạt động mại dâm đã tăng lên rất nhiều, khi phụ nữ cố gắng sống sót bằng cách bán thân xác của mình cho những người có tiền để mua chúng - chủ yếu là “người giàu mới phất” đáng khinh và người nước ngoài. Ngay cả ở đây, họ trở thành con mồi của Mafia, đòi hỏi ít nhất 20% cho tiền thu được. Trong các tạp chí phương Tây, phụ nữ Nga được quảng cáo cùng với phụ nữ từ các nước thuộc thế giới thứ ba như những người vợ tương lai cho người nước ngoài. Sự nô lệ nhục nhã của phụ nữ, sự hạ thấp xuống mức hàng hóa, đã bóc trần sự nhục nhã của một vùng đất đang bị buộc phải phục tùng dưới ách bóc lột.

Vào ngày 10 tháng 2 năm 1993, bộ trưởng lao động lúc đó, J. Melikyan tuyên bố giải pháp cho thất nghiệp của chính phủ. Trong một thứ ngôn ngữ sẽ được hoan nghênh bởi bất kỳ chính trị gia tư sản cánh hữu nào ở phương Tây, ông ta nói rằng ông không cần các chương trình đặc biệt để giúp phụ nữ trở lại làm việc. “Tại sao chúng ta nên cố gắng tìm việc làm cho phụ nữ khi đàn ông nhàn rỗi và hưởng trợ cấp thất nghiệp?” anh ấy hỏi. “Hãy để đàn ông làm việc và phụ nữ chăm sóc nhà cửa và con cái của họ.” Ngôn ngữ như vậy, vốn không thể tưởng tượng được trong quá khứ, giờ đây rõ ràng được coi là một thứ gì đó bình thường và có thể chấp nhận được. Ở đây, rõ ràng hơn bất cứ nơi nào khác, chúng ta thấy bộ mặt thực sự của cuộc cách mạng tư bản chủ nghĩa - thô thiển, tàn bạo và ngu dốt - một sự trở lại ghê gớm đối với thời kỳ nô lệ Sa hoàng, trong đó mỗi nô lệ được phép cai trị vợ con mình như sự bồi thường cho tình trạng tầm thường của chính mình.

Tình huống này không chỉ áp dụng cho Nga. Ở Đông Đức cũ, chín trong số mười phụ nữ có một công việc toàn thời gian. Làm việc với phụ nữ là một quyền. Để có thể kết hợp công việc và gia đình, tiểu bang đã cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em toàn diện và nghỉ một năm cho mỗi em bé. Bây giờ tất cả những lợi ích của một nền kinh tế kế hoạch quốc hữu hóa đã bị phá hủy. Điều khoản chăm sóc trẻ em hào phóng trước đây đã bị bãi bỏ. Sau khi nước Đức thống nhất, một phần ba công việc của phụ nữ đã bị xóa sổ do thất nghiệp hàng loạt trong khu vực công, dệt may và nông nghiệp. The Economist (18/7/98) báo cáo rằng:

“Trong vài năm qua, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ Đông Đức luôn dao động quanh mức 20%, cao hơn khoảng 5 điểm so với tỷ lệ của nam giới và gấp đôi tỷ lệ cả nam và nữ ở Tây Đức. Phụ nữ Đông Đức, bị tước mất khả năng thu nhập của họ (cũng như hệ thống hỗ trợ chăm sóc trẻ em của họ), ngay lập tức phải tiết kiệm khi có trẻ sơ sinh. Tỷ lệ sinh ở phía Đông giảm một nửa từ mức thấp 1,56 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 1989 xuống khoảng một nửa mức đó và vẫn dưới một trẻ em trên một phụ nữ. Nhưng phụ nữ Đông Đức không từ bỏ công việc. Việc vẽ nốt ruồi vẫn cứ tiếp tục được áp dụng.”

Join us

If you want more information about joining the RCI, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.