CHỦ NGHĨA MARX VÀ NƯỚC MỸ (CHƯƠNG I)

Để hiểu được các ý tưởng của chủ nghĩa Marx, trước tiên cần phải tiếp cận chúng mà không có thành kiến. Điều này thật khó bởi vì cho đến nay, đại đa số người Mỹ mới chỉ nghe nói về chủ nghĩa Marx trong mối liên quan với bức tranh biếm họa quái dị của nước Nga thời Stalin. Do đó, chủ nghĩa Marx (“chủ nghĩa cộng sản”) gắn liền trong suy nghĩ của nhiều người với một chế độ xa lạ, một nhà nước toàn trị, nơi mà cuộc sống của những người đàn ông và phụ nữ bị chi phối bởi một bộ máy quan liêu toàn năng, nơi mà sáng kiến ​​và tự do cá nhân bị kìm hãm và phủ nhận. Sự sụp đổ của Liên Xô có vẻ như chứng tỏ sự bất cập của chủ nghĩa xã hội, và sự vượt trội của nền kinh tế thị trường tự do. Có cần thiết phải nói thêm nữa không?


Vâng, có rất nhiều điều để nói. Chế độ quan liêu quái dị của Liên Xô không liên quan gì đến tư tưởng của Marx và Lenin, người ủng hộ một xã hội xã hội chủ nghĩa dân chủ, nơi đàn ông và phụ nữ sẽ tự do quyết định cuộc sống của mình, theo cách mà họ không làm ở Hoa Kỳ hay ở bất kỳ quốc gia nào khác hiện nay. Chủ đề này đã được giải thích rất rõ trong một cuốn sách tuyệt vời được viết bởi người bạn và cũng là người đồng chí suốt đời của tôi, Ted Grant (Nước Nga, từ Cách mạng tới Phản cách mạng). Sự sụp đổ của chủ nghĩa Stalin ở Nga không biểu thị cho sự thất bại của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là một bức tranh biếm họa quan liêu. Nó chắc chắn không biểu thị sự kết thúc của chủ nghĩa Marx, mà ngày nay càng liên quan hơn bao giờ hết. Luận điểm của tôi là chỉ có chủ nghĩa Mác, với phương pháp khoa học của nó, mới có thể cung cấp cho chúng ta các công cụ phân tích cần thiết, để từ đó chúng ta có thể hiểu các quá trình đang diễn ra trên quy mô thế giới - và cả ở Hoa Kỳ.

Dù người ta nghĩ gì về chủ nghĩa Marx, rõ ràng là nó đã có một tác động to lớn đến toàn bộ lịch sử nhân loại. Ngày nay, không ai có thể tự cho mình là được giáo dục đúng đắn trừ khi họ không trăn trở ít nhất là để hiểu được những ý tưởng cơ bản của Chủ nghĩa Marx. Điều này càng có ý nghĩa nhiều cho những người phản đối chủ nghĩa xã hội hơn là những người ủng hộ nó. Một rào cản nghiêm trọng mà độc giả Mỹ phải đối mặt khi tiếp cận với chủ nghĩa Marx là suy nghĩ rằng đây là một thứ nhập khẩu từ nước ngoài thứ không có chỗ đứng trong lịch sử, văn hóa và truyền thống của Hoa Kỳ. Mặc dù Ủy ban chống cộng khét tiếng và Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy hiện đã là những ký ức tồi tệ của quá khứ thì những di sản tâm lý vẫn còn, rằng chủ nghĩa cộng sản và cách mạng là không dành cho chúng ta.

Trên thực tế, đây là một sự hiểu lầm nghiêm trọng về lịch sử Hoa Kỳ, không khó để xua tan nó. Thực sự thì, chủ nghĩa cộng sản có nguồn gốc còn xa xưa ở Mỹ hơn là chủ nghĩa tư bản. Thứ sau chỉ mới tồn tại không quá hai thế kỷ. Nhưng rất lâu trước khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên vùng đất Tân thế giới (như họ vẫn gọi), người Mỹ bản địa đã sống trong một xã hội cộng sản trong hàng ngàn năm. Người Mỹ bản địa không biết đến tài sản tư nhân (ít nhất, không phải theo nghĩa hiện đại của chúng ta về từ này). Nhà nước và tiền không tồn tại. Không có cảnh sát cũng không có nhà tù. Ý tưởng về lao động tiền lương và tư bản rất xa lạ với họ đến nỗi họ không bao giờ có thể hòa nhập được một cách thích hợp vào trong xã hội tư bản mới thứ đã phá hủy đi lối sống cũ của họ, chiếm đoạt lấy đất đai chung mà tổ tiên của họ để lại và ném họ xuống tình trạng của khốn khổ và suy thoái kinh khủng - tất cả đều nhân danh nền văn minh Kitô giáo.

Lối sống mới này được gọi là chủ nghĩa tư bản, với sự tham lam, thiếu tình đoàn kết và bao trùm là luật rừng - thực sự mới là một hệ thống xa lạ, được nhập khẩu từ các vùng đất nước ngoài. Người ta có thể phản bác - cũng đúng thôi - rằng cũng nhờ đó mà nước Mỹ mới ra đời, theo sau là sự phát triển khổng lồ của công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và công nghệ đã đưa Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất mà thế giới từng thấy. Và chính chủ nghĩa Marx đã xác nhận rằng chìa khóa cho mọi tiến bộ của nhân loại nằm ở sự phát triển của các nguồn lực sản xuất, điều này bản thân nó thể hiện sự tiến bộ trên quy mô khổng lồ. Thật vậy, đó là sự thật. Nhưng đã có một cái giá phải trả cho sự tiến bộ xuất phát từ sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản và lối chơi mù quáng của các lực lượng thị trường. Với thời gian trôi qua, ngày càng nhiều người - không nhất thiết là người theo xã hội chủ nghĩa - đang nhận thức được mối đe dọa gây ra cho loài người bởi sự hủy hoại có hệ thống của môi trường - không khí chúng ta hít thở, nước chúng ta uống, thức ăn chúng ta ăn. Sự e ngại này không giảm đi mà còn tăng lên, bởi sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, đã phát triển nhanh hơn nhiều ở Hoa Kỳ so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Trước khi người châu Âu đến, nước Mỹ là vùng đất của những thảo nguyên hoang sơ, những khu rừng nguyên sinh và sự hòa quyện của những thác và hồ nước hùng vĩ. Đó là một vùng đất nơi mà đàn ông và phụ nữ có thể hít thở tự do. Đối với những người Mỹ bản địa, vùng đất này rất linh thiêng và thiên nhiên được tôn trọng:

“Như là một hình mẫu sinh thái cho khu vực địa lý rộng lớn vô cùng đa dạng này, mỗi nhóm bản địa đã điều chỉnh lối sống của mình để được hưởng lợi từ các tài nguyên có sẵn. Những hình mẫu như vậy phản ánh không phải như một sự cân nhắc về kinh tế mà giống như một mối quan hệ tâm linh với thiên nhiên. Bất chấp những biến động của khu vực, các dân tộc bản địa đã xem thế giới là một hệ thống cân bằng, trong đó mọi sự sáng tạo, hữu tri và vô tri, tồn tại hài hòa. Do đó mà thế giới sinh vật của cây cỏ hay cá hay cả trò chơi đều lưu lại sự gắn bó mật thiết với một thế giới tâm linh. Nhân loại là một phần của hệ thống đó. Sự thu thập thức ăn, quần áo hoặc nơi trú ẩn do đó phụ thuộc cả vào việc duy trì mối quan hệ tâm linh với phần còn lại của đấng sáng tạo. Từ quan điểm này, ý tưởng về sự sở hữu những mảnh đất, những phần nhỏ của sáng tạo, là điều không tưởng (PN Carroll và DW Noble, Tự do và không tự do, một lịch sử mới của Hoa Kỳ, trang 27-8)

Mọi thứ đã thay đổi như thế nào! Những công ty lớn hiện đang thống trị nước Mỹ không quan tâm cho lắm đến môi trường - di sản chung của chúng ta. Tất cả đã được hạ thấp xuống thành một câu hỏi về lợi nhuận cho một số ít (một khái niệm mà người Mỹ bản địa sẽ không thể hiểu nổi). Sự ra đời của cây trồng biến đổi gen chắc chắn có tiềm năng cho những tiến bộ quan trọng, nhưng với hệ thống hiện tại nó lại đặt ra một mối đe dọa chết người đối với tương lai của nhân loại.

Đã có thời những bộ phim về “miền Tây hoang dã” trong đó giới thiệu người Mỹ bản địa như những kẻ man rợ khát máu trong khi những người đàn ông da trắng là những người mang tới nền văn minh, được định sẵn để tước đoạt đất đai của họ và giao phó họ cho những khu bảo tồn nơi mà họ sẽ học được những điều tốt lành từ sự bác ái của đức Kitô. Nhưng ngày nay, điều này đã không còn được coi là chấp nhận được. Người Mỹ bản địa đã được trình bày trong một ánh sáng tích cực hơn. Tuy nhiên trên thực tế thì những người Mỹ bình thường vẫn biết rất ít về văn hóa và lối sống của họ. Thực sự, người đã làm nhiều hơn bất kỳ ai khác để viết về xã hội và nền văn minh của những dân tộc này là nhà nhân chủng học vĩ đại người Mỹ, Lewis Henry Morgan. Cuốn sách nổi tiếng Xã hội cổ đại của ông đại diện cho một sự khởi đầu mới mang tính cách mạng trong nghiên cứu nhân học và lịch sử cổ đại. Ông đã đưa ra lời giải thích khoa học đầu tiên về các thị tộc hoặc gia tộc, những đơn vị cơ bản của xã hội loài người thời tiền sử:

“Những hình thức đơn giản và thấp nhất của hội đồng là các thị tộc. Đó là một hội nghị dân chủ bởi vì mọi thành viên nam cũng như nữ trưởng thành đều có tiếng nói trước tất cả các vấn đề được đưa ra. Nó đã bầu ra cũng như phế truất các tù trưởng và thủ lĩnh của nó, nó đã bầu ra Người gìn giữ đức tin, nó đã tha thứ hoặc báo thù cho một kẻ giết người, và nó tiếp nhận người vào thị tộc.[...]
“Tất cả các thành viên của một thị tộc Iroquois đều có tự do cá nhân và họ nhất định bảo vệ quyền tự do của nhau; họ bình đẳng về đặc quyền và quyền lợi cá nhân, ngay cả những người nắm quyền tù trưởng hay thủ lĩnh cũng không thể đứng trên, và giữa họ là một tình huynh đệ được gắn kết với nhau bằng mối quan hệ họ hàng. Tự do, bình đẳng và tình huynh đệ, mặc dù không bao giờ phải được trình bày nhưng vẫn là nguyên tắc chính của các thị tộc. (Lewis Henry Morgan, Xã hội cổ đại, trang 85.)

Và một lần nữa:

“Uy lực của yếu tố phổ biến tràn ngập toàn bộ tổ chức và ảnh hưởng đến hành động của nó. Nó được trông thấy trong quyền của các thành viên thị tộc được bầu và phế truất các tù trưởng và thủ lĩnh của họ, trong quyền của người dân được lắng nghe trong hội đồng thông qua các nhà hùng biện cho sự lựa chọn của họ, và trong hệ thống tự nguyện với nghĩa vụ quân sự. Ở đây và trong giai đoạn thành công tiếp theo của thời kỳ thành tộc nguyên tắc dân chủ dân tộc là yếu tố sống còn của xã hội thị tộc. (Morgan, Xã hội cổ đại, trang 144.)

Tác phẩm của Morgan đã được đọc một cách chăm chú bởi Marx và Engels và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ý tưởng của họ về các xã hội cổ đại. Các tác phẩm của Morgan về Iroquois và các bộ lạc khác là trung tâm của cuốn sách của Engels: Nguồn gốc của gia đình, nhà nước và tài sản tư nhân - một trong những tác phẩm tinh túy của chủ nghĩa Marx. Đến lượt nó lại là cơ sở cho cuốn sách nổi tiếng Nhà nước và Cách mạng, được viết vào năm 1917 và giới thiệu hình mẫu cho một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của những người Leninist chân chính, trong đó nhà nước quan liêu áp bức cũ sẽ bị giải thể và thay thế bằng một nền dân chủ trực tiếp, dựa trên:

- Bầu cử tự do với quyền thu hồi cho tất cả các quan chức.
- Không có quan chức nào nhận được mức lương cao hơn một công nhân lành nghề.
- Không có quân đội thường trực mà chỉ có nhân dân được vũ trang.
- Dần dần, tất cả các nhiệm vụ điều hành nhà nước sẽ được thực hiện lần lượt bởi mọi người (khi tất cả mọi người là một quan chức, không ai là một quan chức cả).

Ngộ nghĩnh làm sao khi nguồn gốc của một số tác phẩm cơ bản nhất của chủ nghĩa Marx hóa ra lại là từ Hoa Kỳ. Điều thậm chí còn trớ trêu hơn là hiến pháp dân chủ mà Lenin và Trotsky đưa vào Cộng hòa Xô viết trẻ sau tháng 11 năm 1917 lại có nguồn gốc từ các tác phẩm của Lewis Morgan và về bản chất, là sự trở lại trật tự cộng sản cũ của những người thổ dân da đỏ, mặc dù rõ ràng trên nền tảng cao hơn được kiến tạo bởi công nghiệp, khoa học và công nghệ hiện đại. Vì vậy, theo một cách nào đó, người ta có thể lập luận rằng chính nước Nga đã nhập khẩu một ý tưởng cũ của Mỹ chứ không phải là ngược lại!

Sự diệt chủng những người Mỹ bản địa

Ngày nay khi đọc lại các ghi chép về những tiếp xúc đầu tiên giữa người châu Âu và người Mỹ bản địa không thể không có cảm giác buồn bã sâu sắc. Trong mọi trường hợp, những người mới đến đã được chào đón với lòng hiếu khách, thứ như là nghĩa vụ thiêng liêng đối với mỗi người dân bản địa, những người mà người khách kiêu căng coi như là “man di”. Columbus đã viết: "bất cứ thứ gì họ có, nếu bạn hỏi xin họ, họ không bao giờ nói không." Nhật ký của ông có đầy đủ các ví dụ về sự hào phóng không ngờ tới của người bản xứ, những người sắp bị bắt làm nô lệ và bị tiêu diệt như là một phần thưởng. “Họ nên trở thành những người hầu tốt với kỹ năng tốt”, Columbus kết luận.

Việc thiết lập thuộc địa châu Âu ở châu Mỹ đã có tác động tàn phá đối với cuộc sống và văn hóa của thổ dân da đỏ. Trong suốt thế kỷ XV tới XIX, dân số của họ đã bị suy tàn, bởi những khốn khó của cảnh nay đây mai đó, bởi bệnh tật, và trong nhiều trường hợp là do chiến tranh và bị bắt nô lệ bởi những người định cư châu Âu, những kẻ thích miêu tả cách đối xử của mình đối với người Mỹ bản địa như là kết quả của một sứ mệnh văn minh và nhân đạo đáng ngưỡng mộ (cũng giống như các đế quốc trong thời đại của chúng ta mô tả các nhiệm vụ của họ ở Iraq và các nơi khác). Họ đã đưa Kitô giáo và Văn minh đến một loạt những kẻ man rợ ngu dốt, những kẻ ngoại đạo trần truồng. Tuy nhiên trên thực tế, động cơ của họ đơn giản là sự tham lam và ham muốn vô độ đối với vàng và đất đai.

Một ghi chép đương đại mô tả về phản ứng của người Tây Ban Nha, những kẻ sùng đạo Kito nhất khi hoàng đế Aztec phân phát quà vàng cho họ:

“Những người Tây Ban Nha cười không ngậm được miệng; Mắt họ sáng lên vì sung sướng. Họ cầm vàng và chuyền tay như những con khỉ; họ dường như bị xúc động mạnh mẽ bởi niềm vui sướng, như thể trái tim họ đã được chiếu rọi và làm mới lại.” (Trích dẫn trong PN Carroll và DW Noble, op. Cit., Trang 40.)

Nhóm người Mỹ bản địa đầu tiên mà Columbus gặp phải, 250.000 người Arawaks ở Haiti, đã bị bắt làm nô lệ và bị đối xử tàn nhẫn. Đến năm 1550, chỉ còn 500 người sống sót và toàn bộ dân số đã bị tuyệt chủng trước năm 1650. Điều này là điềm báo trước cho những người Mỹ bản địa trong 400 năm tiếp theo. Khi người Mỹ bản địa nhận ra họ đang bị chiếm và cướp đoạt, họ đã phản ứng lại với bạo lực, điều có thể dự đoán được. Một cuộc xung đột kéo dài và đẫm máu đã xảy ra.

Dưới đây là một báo cáo điển hình của một thuyền trưởng, John Mason, người đã đi qua một pháo đài của người Mỹ bản địa vào một buổi sáng sớm trong khi người dân vẫn còn ngủ say. Sau khi chặn lối thoát hiểm, anh ta sau đó ra lệnh cho người của mình đốt cháy các căn lều:

”Đội trưởng cũng nói: 'Chúng ta phải đốt chúng'... (và ngay lập tức bước vào Căn lều nơi mà anh ta đã ở trước đó), mang ra một khúc củi đang cháy dở và quăng nó lên mái lều, căn lều bắt lửa...và khi nó chìm trong ngọn lửa, người Da đỏ bỏ chạy trong nỗi kinh hoàng khủng khiếp nhất. Và quả thực là một sự Khủng bố kinh hoàng bởi Đấng toàn năng cũng phải buông bỏ Linh hồn của họ, bởi chúng chẳng thể bay thoát khỏi ngọn lửa khủng khiếp, nơi nhiều người trong số bọn họ đã chết. Và khi Pháo đài chìm trong lửa, mệnh lệnh được đưa ra rằng tất cả sẽ bao vây Pháo đài; tất cả đã sẵn sàng tham dự; ngọn lửa bùng lên ở phía Đông Bắc theo chiều gió nhanh chóng bao trùm Pháo đài, trong sự kinh ngạc tới tột cùng của Kẻ thù và niềm vui lớn cho chính chúng tôi. Một số trong số họ leo lên trên đỉnh hàng rào; những người khác chạy vào ngọn lửa; nhiều người trong số họ tụ tập lại theo chiều gió, trút mũi tên của họ xuống chúng tôi; và chúng tôi đã đáp trả họ bằng súng; một số khác dũng mãnh nhất chạy ra ngoài như chúng tôi đã đoán, khoảng Bốn mươi, đã bị diệt bởi kiếm...
Và như vậy chỉ trong chưa đến một giờ Pháo đài bất khả xâm phạm của họ đã bị phá hủy hoàn toàn cùng với họ, tầm Sáu hoặc Bảy Trăm, như một số người tự thú nhận. Chỉ có bảy người bị bắt và khoảng bảy người trốn thoát...
Người Anh, có hai người bị giết và khoảng hai mươi bị thương.” (Trích dẫn trong Leo Huberman, We the People, trang 26-7.)

Ý nghĩa của điều này nói thẳng ra là tội diệt chủng. Mặc dầu vẫn có những trường hợp ngoại lệ đáng kính nhưng hầu hết người châu Âu đều cảm thấy thoải mái khi cướp và giết những người “nguyên thủy” mà họ tìm thấy trên đường đi. Người châu Âu cũng mang những căn bệnh mà người Mỹ bản địa không có miễn dịch. Thông thường đó là vô ý, nhưng đôi là cố ý nhằm lây truyền bệnh giữa các bộ lạc bản địa. Đây có lẽ là ví dụ sớm nhất cho chiến tranh sinh học trong lịch sử.

Các bệnh như thủy đậu và sởi, mặc dù hiếm khi là nguyên nhân gây tử vong ở người châu Âu, nhưng thường gây tử vong cho người Mỹ bản địa. Những căn bệnh nguy hiểm hơn như bệnh đậu mùa gây ra sự tàn phá khủng khiếp nhất trong cộng đồng người Mỹ bản địa. Không ai biết tỷ lệ chính xác của tổng dân số người Mỹ bản địa bị giết theo cách này, nhưng người ta biết rằng các làn sóng bệnh tật thường phá hủy toàn bộ những ngôi làng. Một số nhà sử học tin rằng có tới 80 phần trăm dân số thổ dân da đỏ có thể đã chết vì những bệnh tật có nguồn gốc từ châu Âu:

“Ngài Jeffrey Amherst - người mà cái tên được đặt cho một trường đại học - đã có kế hoạch để tiêu diệt người da đỏ. Ông là chỉ huy trưởng của các lực lượng Anh ở Mỹ vào những năm 1760, trong khi Chiến tranh giữa Pháp và người da đỏ đang diễn ra. Với tất cả sự tôn trọng tầm nhìn lịch sử và quan điểm thời đại, v.v... kế hoạch của ông phải khiến cho người ta ít nhiều xấu hổ về loài người. Ý tưởng của anh ta là giết người da đỏ bằng cách lây truyền bệnh đậu mùa giữa họ - và để truyền bá nó, anh ta đề xuất mang cho họ chăn đắp của người mắc bệnh này. Những chiếc chăn đã được tặng làm quà, kèm theo nụ cười và biểu cảm thiện chí. (WE Woodward, Lịch sử mới của Mỹ, trang 106.)


Nói cách khác, sự vươn tới “nền văn minh” (đọc: chủ nghĩa tư bản) là thảm họa đối với người Mỹ bản địa. Vùng đất của bộ lạc của họ đã bị cướp bóc. Họ đã bị giết như động vật hoặc bị dồn vào cái gọi là khu bảo tồn nơi họ phải chịu đựng một cái chết từ từ vì đói, bệnh tật, lạm dụng rượu hoặc đơn giản là tuyệt vọng. Các nền văn hóa đáng tự hào và cổ xưa đã bị hủy diệt vì thứ văn hóa ngoại lai của Kitô giáo được áp đặt lên một dân tộc đã bị đánh bại. Sau khi cướp được đất đai của họ, những kẻ chinh phục đã tiến hành cướp luôn linh hồn của họ.

Sự đối xử với người bản địa, cùng với sự nô lệ người da đen châu Phi, tạo thành một vết nhơ trong lịch sử Hoa Kỳ Nhưng, người châu Âu không có lý do gì để cảm thấy vượt trội về mặt đạo đức so với người Mỹ. Sự man rợ đẫm máu này tạo thành một giai đoạn nhất định trong chủ nghĩa tư bản, mà Marx gọi là Tích lũy tư bản nguyên thủy. Ở mọi quốc gia, nó mang những dấu ấn giống nhau. Ở Anh, chúng ta có Đạo luật rào đất đã cướp đi của nông dân mảnh đất của họ, biến họ thành những kẻ ăn xin và chết đói ở chính đất nước họ.

Marx đã chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên bước vào lịch sử với máu rỉ ra từ mọi lỗ chân lông. Nguồn gốc của hệ thống tư bản là sự chiếm đoạt có hệ thống tài sản của nông dân, thổ dân da đỏ, thị tộc Scotland và các dân tộc bị nô lệ ở thuộc địa, mà theo như cách nói của Marx, lịch sử này “được viết vào biên niên sử nhân loại bằng máu và lửa”:

“Sự gia tăng tài sản của nhà thờ, sự chuyển nhượng một cách gian lận các lãnh thổ Nhà nước, cướp bóc đất đai cộng đồng, chiếm đoạt tài sản của phong kiến và gia tộc, và biến nó thành tài sản tư nhân hiện đại dưới hoàn cảnh khủng bố liều lĩnh, chỉ là rất nhiều phương pháp bình dị của tích lũy nguyên thủy. Họ đã chiếm đoạt đồng ruộng cho nông nghiệp tư bản, tạo ra một phần đất và thửa đất, và tạo ra cho các ngành công nghiệp nơi thành thị nguồn cung cần thiết của một đám vô sản ‘tự do’ và ngoài vòng pháp luật.”


Chủ nghĩa tư bản luôn phá hủy mọi hệ thống xã hội cũ mà nó tiếp xúc. Nhiệm vụ phá hoại này luôn được hoàn thành với sự man rợ và tàn nhẫn nhất. Ở Scotland, chúng ta đã có cái gọi là Phát quang Cao nguyên, tước đi của nông dân tự do vùng Cao nguyên, vùng đất mà tổ tiên họ để lại và phá vỡ hệ thống thị tộc cổ xưa. Đám đàn ông, phụ nữ và trẻ em đói khát bị đuổi ra khỏi vùng đất của họ như những con thú và các khu nhà bị biến thành khu vực săn bắn cho giới quý tộc Anh. Cho đến ngày nay, miền Bắc Scotland vẫn là một vùng hoang dã. Nhiều nông dân Scotland bị tước đoạt đã buộc phải di cư sang Hoa Kỳ và Canada.

Sự khác biệt ở Hoa Kỳ nằm ở thành phần chủng tộc. Người Mỹ bản địa đã bị coi là những sinh vật thấp kém, chưa hoàn toàn là con người, có thể bị chinh phục, bị bắt làm nô lệ, bị cướp hoặc bị giết mà không phải cắn dứt lương tâm. Thuở đầu, tiền thưởng còn được chính quyền trả cho da đầu của mỗi người đàn ông, phụ nữ hoặc trẻ em người Mỹ bản địa mà họ nhận được. Trường hợp đầu tiên được báo cáo về những người đàn ông da trắng lột da đầu người Mỹ bản địa đã diễn ra tại thuộc địa New Hampshire vào ngày 20 tháng 2 năm 1725. Mặc dù trong các bộ phim, người Mỹ bản địa chắc chắn là kẻ lột da đầu những người châu Âu chứ không phải ngược lại.

Chốt chặn cuối cùng của Custer

Vào thế kỷ 19, sự bành trướng về phía tây của Hoa Kỳ đã dẫn đến sự gia tăng khổng lồ về số lượng những người Mỹ bản địa bị trục xuất khỏi các khu vực rộng lớn trên lãnh thổ của họ. Toàn bộ những người này đã bị cưỡng ép tới các mảnh đất khô cằn xa hơn về phía tây, hoặc đơn giản là bị tàn sát. Mặt nạ đạo đức giả luôn có sẵn để cứu vãn ý thức của các doanh nhân và chính trị gia Kitô giáo liên quan đến vụ cướp bóc này. Nhiều hiệp ước đã được ký kết trong giai đoạn này, nhưng sau đó đã bị vi phạm hoặc đơn giản là bị bãi bỏ. Khi người bản địa kháng cự lại, nó đã được báo cáo vào thời điểm đó là “chiến tranh Da đỏ”. Trên thực tế, những cuộc chiến này có tính chất hoàn toàn một chiều.

Người Mỹ bản địa được vẽ lên như những “kẻ man rợ” qua vô số những tiểu thuyết, cuốn truyện và trên tất cả là các rạp chiếu phim, nơi những người định cư da trắng thường được miêu tả là nạn nhân, trong khi “những người da đỏ” được miêu tả là những kẻ xâm lược khát máu. “Những kẻ đương đầu với người da đỏ” luôn luôn là anh hùng. Lặp đi lặp lại, những hình ảnh kiểu này đã nuôi dưỡng định kiến ​​phân biệt chủng tộc, điều đã tái xuất hết lần này đến lần khác trong lịch sử đẫm máu của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Rốt cuộc, phân biệt chủng tộc chỉ là bản chất được tinh chế của chủ nghĩa đế quốc.

Trong số những trận giao chiến trong các cuộc “chiến tranh Da đỏ” có một cái nổi bật như là một ví dụ không chỉ về sự dũng cảm của người Mỹ bản địa mà còn về khả năng nắm bắt các chiến thuật và chiến lược quân sự của họ. Tôi đang đề cập đến chiến thắng nổi tiếng của người Mỹ bản địa tại Trận Little Bighorn năm 1876. Sự kiện này đã phải chịu một chiến dịch xuyên tạc không thể tin nổi. Nó đã đi vào biên niên sử của phương Tây như là “chốt chặn cuối cùng của nhóm Custer” và đã có được vị thế của một huyền thoại. Thời điểm đó báo chí đã xuất bản các bản in về vị tướng hào hiệp được bao quanh bởi những người lính trung thành của anh ta, bảo vệ lá cờ một cách dũng cảm cho đến khi người đàn ông cuối cùng bị chém giết bởi “lũ giết người da đỏ”. Huyền thoại này sau đó đã được phổ biến trong nhiều bộ phim Hollywood khác nhau, trong đó miêu tả Custer và người của anh ta là những người hùng vĩ đại.

Thành tích của ngành điện ảnh Hoa Kỳ rất đáng nể và đáng được tôn vinh một cách công bằng. Nhưng cho đến ngày nay các đạo diễn phim người Mỹ đã cho thấy rằng mình không có khả năng sản xuất nổi một bộ phim thực sự trung thực về Chiến tranh Việt Nam. Một số bộ phim đã xuất hiện khá tốt, nhưng chỉ về mặt điện ảnh. Họ ít nhất đã cố gắng thể hiện Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến man rợ - mặc dù, nhìn chung thì những người lính Mỹ vẫn được trình bày như là nạn nhân chính cho sự man rợ này.

Đây là quan điểm một chiều, đó là nói theo cách nhẹ nhàng. Nhân dân Việt Nam đã bị xâm lược bởi quân đội nước ngoài; đã bị giết bởi hàng triệu quả bom, napalm, súng đạn và vũ khí hóa học (“chất làm rụng lá”). Tuy nhiên, ngay cả trong những bộ phim được cho là phản chiến, họ hiếm khi xuất hiện như những con người thật sự - thường họ chỉ xuất hiện dưới dạng “thiệt hại phụ”. Các chiến binh Việt Nam những người đã đánh bại quân đội Hoa Kỳ chẳng bao giờ được trình bày như những gì mà họ thực sự là - những chiến binh kháng chiến anh hùng - mà đúng hơn chỉ là một kẻ thù lờ mờ và phi nhân cách. Thay cho những “kẻ sát nhân da đỏ” trong những bộ phim cũ của John Wayne chúng ta có những người Việt Nam mà người ta gọi là “gooks”, hay “những kẻ khủng bố” người Iraq. Chúng ta thực sự đã không tiến quá xa!

Sự thật về Trận Little Bighorn rất khác so với những tường thuật hư cấu. Nghiên cứu gần đây về chiến trường cuối cùng đã đóng đinh cho lời nói dối. Không có “chốt chặn cuối cùng của Custer”. Kỵ binh Hoa Kỳ đã bị các chiến binh người Mỹ bản địa vượt mặt và đánh bại, bị tiêu diệt trong lúc chạy trốn trong hoảng loạn. Nhưng điều này không thể được thừa nhận! Làm thế nào công chúng Mỹ có thể được thông báo rằng những kẻ được cho là “man rợ” thấp kém, có khả năng nắm bắt khoa học quân sự tốt hơn cả một tướng quân Mỹ? Làm thế nào họ có thể chiến đấu tốt hơn đạo quân Kỵ binh thứ bảy cừ khôi? Theo cách này, tuyên truyền dối trá về chốt chặn cuối cùng Custer đã ra đời. Ở dạng này hay dạng khác, nó đã ở bên chúng ta kể từ đó.

Chiến thắng của người Mỹ bản địa tại Little Big Horn phải được trả thù và thực sự đã được báo thù với vụ thảm sát tại Wounded knee năm 1890. Vào ngày 31 tháng 1 năm 1876, chính phủ Hoa Kỳ đã ra lệnh cho tất cả người Mỹ bản địa còn lại phải chuyển đến vùng đất dành riêng cho họ. Đây là sự kết thúc của một nền văn minh. Dưới nét bút của một quan chức, nền văn hóa thảo nguyên đáng kinh ngạc phát triển xung quanh việc sử dụng ngựa để săn bắn, du lịch và buôn bán đã bị nghiền nát dưới chân.

Ngày nay, nhiều người ở Hoa Kỳ đã nhận ra rằng hình ảnh của người Mỹ bản địa như những kẻ man rợ nguyên thủy là một trò hề và một sự xuyên tạc lịch sử. Những dân tộc này không phải là những kẻ man rợ, mà là những dân tộc có nền văn hóa và nền văn minh đa dạng, từ họ mà chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều. Có một mong muốn tự nhiên để thực hiện sự sửa chữa. Đương nhiên, tất cả các quyền của người Mỹ bản địa phải được giữ nguyên. Nhưng đồng hồ không thể được đặt lại 150 năm. Khi một lối sống và một nền văn hóa đã đi vào lịch sử, nó không thể hồi sinh hơn một người chết có thể được đưa trở lại cuộc sống. Chúng ta phải tiến lên một giai đoạn cao hơn của nền văn minh nhân loại, đồng thời bảo tồn và tiếp thu tất cả những gì có giá trị từ quá khứ.

Thật đáng buồn khi những gì tốt đẹp của nước Mỹ đã bị vấy bẩn quá lâu bởi sự phân biệt chủng tộc. Xét cho cùng, lịch sử nước Mỹ là lịch sử của một lò luyện khổng lồ nơi đã thu hút mọi người từ nhiều dân tộc, tôn giáo và nền văn hóa khác nhau. Chính sự pha trộn dân tộc phong phú này một phần làm cho tính cách người Mỹ trở nên đầy sức sống, giàu năng lượng và hướng ngoại. Dưới chủ nghĩa xã hội, hình thức văn minh và văn hóa cao nhất của con người, vết nhơ này sẽ bị xóa đi một lần và mãi mãi, và mọi dân tộc sẽ có khả năng phát triển tự do trong điều kiện hoàn toàn tự do, bình đẳng và tình huynh đệ.

Những khía cạnh bị lãng quên của lịch sử Hoa Kỳ

Vào thế kỷ thứ 17, những người di dân đã bắt đầu nhiệm vụ chế ngự vùng đất hoang dã vĩ đại của nước Mỹ, chứng tỏ lòng dũng cảm bất khuất của họ trong những điều kiện khó khăn nhất. Họ là ai? Họ là những người tị nạn chính trị chạy trốn khỏi một chế độ áp bức ở Anh. Chế độ này là kết quả của cuộc phản cách mạng diễn ra sau cái chết của Oliver Cromwell, khi giai cấp tư sản Anh thỏa hiệp với các lực lượng phản động và mời Charles II trở về từ Pháp.

Chúng ta phải nhớ rằng tại thời điểm đó chính trị và tôn giáo đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi Giáo hội hoặc giáo phái khác nhau đại diện cho không chỉ sự khác nhau về cách giải thích các Tin mừng, mà còn là một chuỗi những quan điểm chính trị nhất định, và cho tới cùng, quan điểm của một giai cấp hay tầng lớp xác định trong xã hội. Do đó, người Công giáo đại diện cho lực lượng phong kiến phản động công khai, và người theo Tân giáo cũng là một phiên bản trá hình như vậy. Giáo hội trưởng lão đại diện cho các thương nhân giàu có của Thành phố Luân Đôn, có khuynh hướng thỏa hiệp với chế độ quân chủ. Những người độc lập, tiêu biểu bởi Cromwell, đại diện cho phe cực đoan hơn của giai cấp tiểu tư sản, v.v…

Ở cánh cực tả, có một loạt các giáo phái, từ dân chủ cách mạng đến cộng sản: Những người theo Quân chủ thứ năm, Ranters, Seeker, phái Trùng tẩy, phái Giáo hữu, và những người khác nữa đều ở các cấp thấp hơn của giai cấp tiểu tư sản, nghệ nhân và bán vô sản , các bà bán cá và những người học việc - nói tóm lại là quần chúng. Những người Leveller và đặc biệt là các Digger công khai đặt câu hỏi về quyền nắm giữ tài sản riêng ngay từ thời đó. Trong tất cả các nhóm này, chúng ta thấy một sự bó bện mãnh liệt với nền dân chủ, một sự căm ghét đối với những kẻ giàu có và quyền lực (mà họ coi là đặc vụ của Satan và “các con trai của Belial”) và một sự gắn bó mãnh liệt không kém đối với bình đẳng. Đây là tinh thần đã truyền cảm hứng cho cuộc cách mạng ở Anh thế kỷ thứ 17.

Quần chúng cách mạng tin rằng họ sẽ thành lập vương quốc của Thiên Chúa trên trái đất này. Giờ thì chúng ta đã biết rằng đây chỉ là một ảo ảnh. Nhưng mức độ phát triển lịch sử tại thời điểm đó chưa chín muồi cho việc thành lập một xã hội không giai cấp. Chức năng thực sự của Nội chiến Anh (và sau này là Mỹ) là dọn sạch chướng ngại cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều này sẽ không bao giờ có thể xảy ra nếu không có sự tham gia tích cực của quần chúng, những người được truyền cảm hứng từ một tầm nhìn rất khác.

Lên nắm quyền bằng cách dựa vào quần chúng bán vô sản cách mạng, Cromwell đã đàn áp dã man cánh tả, và do đó đã chuẩn bị con đường cho sự trở lại của chế độ quân chủ đáng căm ghét và những thầy tu hầu cận của nó. Những tàn dư của cánh tả Thanh giáo thấy mình bị đàn áp cả về dân sự và tôn giáo. Đó là lý do tại sao “những người cha của di dân” (như họ thường tự gọi) đã đến Mỹ để sáng lập những cộng đồng không chỉ dựa trên sự tự do tôn giáo mà còn dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và dân chủ hoàn toàn.

Một trăm linh hai người đi trên chiếc thuyền Mayflower không phải là những người đàn ông và phụ nữ bình thường mà là những người đàn ông và phụ nữ nghèo thuộc tầng lớp thấp trong xã hội Anh: tiểu nông, thợ thủ công, nghệ nhân, thợ dệt, thợ mộc, thợ rèn và những người tương tự. Chỉ một số ít là giáo viên. Là thành viên của một giáo phái bất đồng chính kiến ​​(Brownies hoặc ly khai), họ bị đè nặng bởi gánh nặng đói nghèo và cực kỳ khó khăn trong việc kiếm sống ở Anh. Về mặt chính trị, họ là những gì mà ngày nay chúng ta gọi là những người cách mạng cánh tả. Nhiều người trong số họ di cư đến Hà Lan, quốc gia duy nhất ở châu u duy trì sự khoan dung tôn giáo. Nhưng một số trong những người táo bạo hơn đã quyết định thực hiện cuộc vượt Đại Tây Dương dài và nguy hiểm để tìm kiếm tự do xã hội, chính trị và tôn giáo.

Như Alexis de Tocqueville đã chỉ ra:

“Thanh giáo không chỉ đơn thuần là một học thuyết tôn giáo, mà nó còn tương ứng ở nhiều điểm với các lý thuyết dân chủ và cộng hòa triệt để nhất.” (Alexis de Tocqueville, Dân chủ ở Mỹ, trang 35.)

Nhưng phe ly khai là một khuynh hướng cực đoan hơn so với những người theo Thanh giáo. Họ chủ trương cải cách không chỉ trong tôn giáo mà cả trong các vấn đề thế tục. Điều này là đủ để các nhà chức trách coi họ là những kẻ bạo loạn nguy hiểm, giống như chính quyền Mỹ coi những người Marxist ngày nay. Tệ hơn nữa, họ tin vào việc giữ tài sản chung và chia sẻ các sản phẩm của lao động. Nói tóm lại, những người di dân là những người Cộng sản.

Thuộc địa được thành lập bởi những người tiên phong này dựa trên một hệ thống Công xã. Bất cứ thứ gì được sản xuất là để đi vào một quỹ chung và mọi người đều được cho ăn và mặc quần áo nhờ đó. Nói cách khác, họ dựa vào nguyên tắc cộng sản: từ mỗi người làm tùy theo khả năng của mình, đến mỗi người hưởng theo nhu cầu của mình. Trong bảy năm đầu tiên, không có tài sản riêng về đất đai. Nhưng cuối cùng, tất nhiên, nó đã bị phá vỡ. Không thể xây dựng một hệ thống cộng sản trên cơ sở của nghèo đói và mức độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất. Đến năm 1623, sự khác biệt xã hội đã quá rõ rệt và sự phản đối lại hệ thống Công xã đã rất đại chủng, do vậy Thống đốc Bradford đã bãi bỏ nó và trao cho mỗi gia đình một mảnh đất.

Tuy nhiên, ngay cả sau đó, người di dân vẫn tổ chức các cộng đồng của họ trên các đường cực kỳ dân chủ và bình đẳng:

“Ở Connecticut, cơ quan bầu cử bao gồm, ngay từ đầu, toàn bộ công dân; và điều này là dễ hiểu, khi chúng ta nhớ lại rằng người dân nơi đây được hưởng một sự bình đẳng gần như hoàn hảo về tài sản, và sự thống nhất về ý kiến còn quan trọng hơn. Tại Connecticut, vào thời kỳ này, tất cả các chức sắc điều hành đều được bầu, bao gồm cả Thống đốc Bang. Những công dân trên mười sáu tuổi có nghĩa vụ phải mang vũ khí; họ thành lập một dân quân quốc gia, chỉ định các sĩ quan riêng của mình và luôn luôn sẵn sàng hành quân để bảo vệ đất nước.” (Alexis de Tocqueville, Dân chủ ở Mỹ, trang 37-8.)

Mô hình dân chủ phổ biến này không khác mấy so với mô hình của những người cách mạng ở Công xã Paris năm 1871, thứ mà từ đó đưa ra cho Marx ý tưởng về nền dân chủ của công nhân (“nền chuyên chính của vô sản”) sẽ như thế nào. Đó là mô hình mà Lenin đã trích dẫn trong cuốn sách Nhà nước và Cách mạng, đã hình thành nên nền tảng của nền dân chủ Xô viết năm 1917 ở Nga, trước khi nó bị lật đổ bởi cuộc phản công chính trị của Stalin. Nhưng lịch sử này tương đương với, vì một số lý do, không là gì cả với các nhà sử gia chính thức của Hoa Kỳ! Theo những quý bà và quý ông này, những người di dân chỉ là những con chiên, tìm kiếm sự tự do để thờ phượng Thiên Chúa của họ theo cách riêng của mình. Tất nhiên, điều này đúng một phần, nhưng nó không truyền tải toàn bộ sự thật. Những người này là những nhà cách mạng can đảm chạy trốn khỏi cuộc đàn áp tôn giáo và chính trị ở Thế giới cũ. Họ đã rất tiến bộ theo nhiều cách. Ví dụ, họ đã giới thiệu giáo dục công cộng bắt buộc, điều mà họ biện minh một cách tự nhiên trong các điều khoản tôn giáo:

“Đây là một kế hoạch chủ đạo của lũ Satan lừa đảo cũ để ngăn con người hiểu biết về Kinh Thánh [...]bằng sự thuyết phục từ việc sử dụng tiếng lạ , rằng việc học có thể không bị chôn vùi trong lăng mộ của cha chúng ta, trong nhà thờ và cộng đồng, Chúa giúp đỡ những nỗ lực của chúng ta”

Và như thế. Nếu chúng ta nhìn vào bản chất chứ không phải hình thức tôn giáo, đây là một cải cách cực kỳ tiên tiến và giác ngộ. Các trường học được thành lập ở mỗi làng và thị trấn và người dân có nghĩa vụ phải hỗ trợ chúng hoặc chịu phạt nặng. Chính quyền thành phố buộc phải thi hành việc đi học và phạt tiền đối với những phụ huynh không làm như vậy. Đó là ít nhất hai thế kỷ trước khi luật tương tự được thông qua ở châu u.

Những người này đã thực hành phiên bản dân chủ cộng hòa của riêng họ tại một thời điểm mà - chúng ta đừng quên là - khi đó nước Mỹ vẫn còn dưới sự cai trị của Anh và do đó chính thức là một chế độ quân chủ. Họ đã thiết lập một chế độ quyền lực kép, trong đó một nền cộng hòa và dân chủ của công dân, được bổ sung với dân quân nhân dân, bầu cử cho tất cả các quan chức và một hội đồng chung của tất cả mọi người, tồn tại ở mọi thị trấn và làng mạc. Và đây cũng là lúc mà các chế độ quân chủ tuyệt đối thống trị khắp châu u và chà đạp quyền con người dưới cát bụi.

Đấu tranh giai cấp và nô lệ

Cuộc đấu tranh giai cấp đã tồn tại trên đất Mỹ ngay từ đầu. Sự xuất hiện của giàu nghèo có hậu quả chính trị. Sự xuất hiện của một số lượng lớn người nghèo và người làm công theo khế ước đến từ Anh làm cho sự khác biệt thêm sâu sắc. Các địa chủ hiện tại mong muốn trở thành những đại địa chủ giàu có nhờ lao động làm mướn. Nhưng những người nhập cư nghèo có những ý tưởng khác và đã cố gắng để có được những mảnh đất nhỏ để nuôi sống mình. John Winthrop của Massachusetts đã làm sáng tỏ thái độ của những người thực dân khá giả đối với những người nhập cư mới đến. Ông đã viết về “những điều không chính đáng [...] liên quan tới các vấn đề của hội đồng hoặc luật pháp đối với cơ thể của mọi người, phần tốt nhất luôn luôn tối thiểu, và phần tốt nhất của nó luôn luôn bé hơn.” Sau đó, ông nói rằng mình ủng hộ “một tầng lớp quý tộc hỗn hợp.”

Winthrop đã cố gắng hạn chế số lượng cử tri. Ông đã có một đạo luật thông qua giới hạn quyền bầu cử cho các thành viên nhà thờ. Sau đó, thành viên nhà thờ đã trở nên độc quyền. Những người cấp tiến chính trị có thể bị trục xuất khỏi nhà thờ và do đó bị tước quyền chính trị của họ. Sự hẹp hòi và thiếu khoan dung bắt đầu lên ngôi. Dưới vỏ bọc của sự thuần khiết về tôn giáo và sự nghiêm khắc của người Thanh giáo, đã có một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ diễn ra giữa người giàu và người nghèo, kẻ có đặc quyền và người bị tước quyền.

Thực tế là tiền lương của những người lao động Anh thường không nhiều hơn những gì mà một chủ nô lệ chi trả cho thức ăn, chỗ ở và quần áo của một nô lệ. Quan điểm chung trong thời gian đó là tiền lương không nên nhiều hơn mức cần thiết để giữ cho người lao động có thể sống và sinh sản. Lý thuyết về tiền lương ở mức sinh tồn đã tồn tại trong thực tế từ lâu trước khi nó có được một biểu hiện lý thuyết trong các tác phẩm của các nhà kinh tế học cổ điển vào đầu thế kỷ 19. Điều này được cho rằng là hoàn toàn cần thiết để giữ cho giai cấp công nhân trong tình trạng bần cùng khốn khổ. Vấn đề là không có gì ngăn cản một công nhân tự do lên đường đến biên giới phía tây rộng lớn, cách đó không xa, và tự mình trở thành một anh tiểu nông.

Thuộc địa Virginia của Anh dựa trên việc trồng cây thuốc lá và quyền sở hữu nô lệ. Nông nghiệp trồng trọt phụ thuộc vào chế độ nô lệ và một biến thể của nó: hệ thống lao động khế ước. Một người làm công theo khế ước phải phục vụ trong một số năm nhất định. Một số người có tiền án. Họ đã được gửi đến các thuộc địa như một lựa chọn tử tế hơn cho các hình phạt mà luật pháp Anh đưa ra, ở thời điểm đó hành vi trộm cắp của một người có thể bị trừng phạt bằng cái chết và một người thậm chí có thể bị treo cổ chỉ vì hạ cái hàng rào hoặc săn trộm hoặc trộm bắt cừu. Tuy nhiên, vì có rất ít sự lựa chọn khác dành cho một người lao động nghèo, nên hầu hết những người làm công theo khế ước đều gia hạn hợp đồng của họ miễn là họ có thể.

Điều này dẫn đến việc tạo ra nỗi sợ hãi lớn nhất của chủ đồn điền: một tầng lớp lao động nghèo, bất mãn và có vũ trang thường trực. Nỗi sợ hãi của họ đã được hiện thực hóa với Cuộc nổi loạn của Bacon, một cuộc nổi dậy mang tính giai cấp do Nathaniel Bacon lãnh đạo đã thành công trong việc đốt Jamestown thành cát bụi vào năm 1676. Sau kinh nghiệm này, các chủ đồn điền đã tìm cách thay thế những người lao động khế ước da trắng bằng những gì họ hy vọng sẽ là một hình thức lao động ít nổi loạn hơn - Nô lệ châu Phi.

Sự mang đến của những nô lệ từ châu Phi là câu trả lời của các chủ đồn điền về xu hướng khó chịu từ những nỗ lực của công nhân tự do nhằm cải thiện số lượng của họ và chống lại sự bóc lột. Ngay cả trước năm 1700, hầu hết nô lệ đều ở thuộc địa miền Nam. Nhưng New England đã chia sẻ sự công bằng của nó. Ở Rhode Island năm 1756 có 35.939 người da trắng và 5.697 người da đen châu Phi. Hầu hết những người nô lệ ở các thuộc địa phía bắc Virginia đều là người hầu trong nhà, nhưng không phải tất cả. Một người đàn ông ở Philadelphia điều hành xưởng đúc sắt của mình với ba mươi nô lệ. Trong thế kỷ 18, hoạt động buôn bán nô lệ với các thuộc địa New England đã khiến giá nô lệ mới đến giảm xuống còn ba mươi bảng.

Số lượng nô lệ da đen tăng lên rất nhiều ở Nam Carolina sau khi lúa được trồng vào năm 1696. Từ năm 1700, số lượng người da đen luôn đông hơn dân số da trắng. Trước thềm Cách mạng Mỹ, tỷ lệ này là hai trên một. Những người chủ nô lệ sống trong nỗi kinh hoàng của một cuộc nổi dậy nô lệ. Các hình phạt dành cho nô lệ da đen là cực kỳ dã man. Họ thường bị thiêu sống vì những tội danh mà người da trắng chỉ bị treo cổ. Năm 1739 khi một cuộc nổi dậy nô lệ nổ ra, nó đã bị dập tắt một cách tàn nhẫn nhưng không phải là trước khi 21 người da trắng và 44 nô lệ đã bị giết. Kết quả là hội đồng đã phê chuẩn một mã nô lệ hà khắc.Dạy một nô lệ đọc và viết trở thành một tội hình sự. Nô lệ không được phép tổ chức các cuộc họp, thậm chí các dịch vụ nhà thờ, trừ khi người da trắng có mặt. Đồng thời một số nhượng bộ đã được thực hiện: giờ làm việc không quá mười lăm và chủ nhật nên là ngày nghỉ.

Buôn bán nô lệ là một ngành quan trọng và nhiều lợi nhuận. Sự thịnh vượng của các thị trấn như Liverpool dựa trên nó. Năm 1771, có 107 tàu nô lệ từ Liverpool cập bến bờ biển châu Phi và thêm 60 hoặc 70 từ Mỹ. Họ được tài trợ bởi các tập đoàn giàu có ở Thành phố Luân Đôn và chính phủ Anh tích cực hỗ trợ và giúp đỡ những người buôn nô lệ. Vận may đáng kể được tạo ra từ buôn bán nô lệ, bao gồm cả gia đình của William Gladstone, lãnh đạo tương lai của Đảng Tự do Anh.

Ở miền Nam, toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội dựa trên chế độ nô lệ. Lối sống xa xỉ của những địa chủ hoàn toàn dựa trên lao động của nô lệ. George Washington, một đại địa chủ, có rất nhiều đầy tớ ký khế ước. Một lá thư gửi cho người đại diện của anh ta ở Baltimore ngày 1774 nói rằng bốn người đàn ông bị kết án và một người đàn ông và vợ anh ta đã được mua trên bảng kê của anh ta với số tiền là 110 bảng Anh. Bốn người đàn ông đã phải phục vụ trong ba năm và cặp vợ chồng đã kết hôn là bốn năm. Tức là năm bảng rưỡi cho mỗi năm cho mỗi người. Ngay cả Thomas Jefferson, tác giả của Tuyên ngôn Độc lập, người đã viết rằng “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”, sở hữu hơn 200 nô lệ da đen, những người mà anh ta đã không bao giờ giải phóng, mặc dù những người khác, kể cả Washington, đã làm.

Sự tồn tại liên tục của chế độ nô lệ ngày càng đóng vai trò là lực cản cho sự tiến bộ của nước Mỹ ngay cả sau khi nước này giành được độc lập. Như Marx đã giải thích rằng không ai có thể tự do nếu nó còn giữ người khác trong gông cùm, chế độ nô lệ là một gánh nặng lớn đối với người dân Mỹ. Nó thực hiện một áp lực giảm liên tục lên tiền lương của lao động tự do và một mối đe dọa vĩnh viễn đối với các quyền dân chủ. Sự tồn tại của nó có xu hướng làm suy giảm tình trạng của tất cả lao động thủ công. Bất kỳ nhân viên tự do nào cũng chỉ hơn có một bậc so với người làm công theo khế ước hoặc nô lệ. Ngay cả Cách mạng Mỹ cũng không xóa bỏ căn bệnh ung thư này. Đối với điều đó, một cuộc cách mạng Mỹ thứ hai sẽ là cần thiết.

Join us

If you want more information about joining the RCI, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.